Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Các hãng ôtô hoạt động cầm chừng vì thiếu phụ tùng
Thứ hai: 17:52 ngày 10/02/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Các hãng xe Hàn chịu tác động đầu tiên, nhưng các thương hiệu Mỹ và Nhật cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nguồn cung từ Trung Quốc.

Hyundai đang tạm ngưng hoạt động của ba nhà máy tại quê nhà. Lệnh đóng cửa được thông báo sẽ kéo dài ít nhất một tuần, nhưng thời hạn vẫn đang được đàm phán và chưa xác định cụ thể.

Các hãng ôtô Mỹ và Nhật cũng phải đối mặt với rủi ro tương tự đối với chuỗi cung ứng, ở các mức độ khác nhau, những người trong ngành cho biết.

Tuy nhiên, các linh phụ kiện đang trên đường vận chuyển bằng tàu biển từ Trung Quốc. Chuyên gia của một hãng xe Mỹ cho biết công ty mình có "khoảng hai tháng" tới khi việc thu mua dừng lại. Các hãng Nhật và Hàn phải đối diện với nhiều nguy cơ dừng sản xuất hơn, nhưng các hãng xe Mỹ cũng sẽ phải "điều chỉnh" sản lượng nếu tình hình tiếp tục bế tắc, người này nói.

Trung Quốc, thị trường ôtô lớn nhất thế giới, đã trở thành nhà cung ứng quan trọng các linh phụ kiện ôtô. Trong đó, Vũ Hán, nguồn cơn của đợt bùng phát virus corona, là trung tâm của ngành cung ứng.

Khi sản lượng xe thành phẩm của Trung Quốc tăng mạnh - gần gấp đôi sau một thập kỷ, đạt 25,7 triệu xe vào trong 2019 - các nhà máy sản xuất linh kiện mọc ra xung quanh nhà máy lắp ráp. Phần lớn đầu ra của các nhà máy này là đi tới các thị trường khác.

25% linh kiện ôtô của Trung Quốc xuất khẩu năm 2017 là tới Mỹ, 10% đi Nhật, 5% cho Hàn Quốc và 5% đến Đức.

Trong 2018, Mỹ nhập khẩu 11 tỷ USD các mặt hàng linh phụ kiện ôtô từ Trung Quốc - đứng thứ hai chỉ sau hàng nhập khẩu từ Mexico - gồm một loạt sản phẩm từ động cơ đến bộ phận truyền động. Các công ty Mỹ cũng thường nhập khẩu phụ tùng Trung Quốc một cách gián tiếp, qua Nhật hoặc Mexico.

Hyundai là một trong những hãng xe đầu tiên của Hàn Quốc chịu tác động do thiếu nguồn cung từ Trung Quốc. Hãng đã tạm dừng hoạt động ba nhà máy ở Hàn. Ảnh: Hyundai

Dữ liệu của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết, Nhật nhập khẩu khoảng 3,2 tỷ USD phụ tùng ôtô từ Trung Quốc trong 2018, tăng 10 lần kể từ hồi dịch SARS năm 2002-2003.

Khi chất lượng lao động địa phương được nâng cao, Toyota, Honda và Nissan đã tăng cường sử dụng các linh phụ kiện sản xuất ở Trung Quốc. Sự gián đoạn nguồn cung kéo dài có thể khiến các nhà máy này rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.

Nhà cung ứng Toyota Boshoku của Toyota nhập khẩu bọc ghế từ tỉnh Chiết Giang vào Nhật Bản, và cung cấp vải làm dây an toàn sản xuất ở Thượng Hải cho hãng đồng hương Tokai Rika. Chi nhánh CHK Spring Industry của Toyota bán dây cáp làm khoá cửa ôtô sản xuất tại Trung Quốc cho các khánh hàng Nhật Bản. "Có những bộ phận mà chúng tôi không thể làm ra ở nơi khác", đại diện CHK cho biết.

Các nhà sản xuất phụ tùng ôtô thường dự trữ một lượng hàng trong kho trong khoảng một tháng, và nhiều công ty tăng thêm nguồn bổ sung khi có giao dịch xuyên biên giới. Dựa vào lượng dự trữ trước kỳ nghỉ tết Nguyên đán gần đây, bất cứ sự ngắt quãng nào, như ảnh hưởng từ dịch viêm phổi cấp, phải mất khoảng hai tháng để có thể tác động lên ngành sản xuất ôtô Nhật Bản, một nhà phân tích dự đoán.

Nhưng "chỉ còn lượng hàng trong một tuần đối với các mặt hàng chúng tôi đang dự trữ", Masaki Oka, giám đốc chi nhánh sản xuất phụ tùng của Toyota, Toyota Gosei, cho biết. Công ty này, chuyên vận chuyển các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc như lưới tản nhiệt và các thành phần của túi khí tới Nhật Bản và Mỹ, đang kiểm kê lại lượng hàng trong kho và cân nhắc các kế hoạch sản xuất thay thế.

Một hãng sản xuất phụ tùng nội thất ôtô đưa ra khuyến cáo tới khách hàng: "Nếu các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa quá lâu và các linh phụ kiện không tới, chúng tôi không thể duy trì sản xuất ở Nhật Bản".

Tình trạng đình trệ ở Hyundai, hãng ôtô lớn nhất Hàn Quốc, làm gia tăng căng thẳng lên ngành công nghiệp đang tăng trưởng chậm. Công nghiệp ôtô chiếm 20% GDP của nước này, bao gồm cả các ngành có liên quan.

Chi nhánh Kia của Hyundai đang cân nhắc tạm ngừng sản xuất, tùy thuộc vào các nguồn cung. Một hãng xe Hàn Quốc khác, SsangYong, cũng đã ngừng hoạt động.

Nhiều thành phố Trung Quốc ngoài Vũ Hán đã kéo dài kỳ nghỉ lễ qua 9/2, trong nỗ lực kiềm chế sự lan rộng của virus. Nhưng ngay cả sau khi phục hồi sản xuất, hoạt động xuất khẩu có thể vẫn chưa thể tiến hành ngay lập tức, khi các công ty vận tải và cơ quan hải quan thiếu nhân lực.

Nguồn VNE (theo Nikkei)

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục