Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Các hotboy đờn ca tài tử và thổi sáo, chơi đàn kìm
Thứ năm: 12:50 ngày 22/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tại Liên hoan độc tấu - hòa tấu nhạc cụ dân tộc 2017, Hội thi nghệ thuật đờn ca tài tử quốc gia lần 2..., nhiều khán giả bất ngờ khi xem những tiết mục điêu luyện của các tay đờn nhạc cụ dân tộc trẻ trung.


Nguyễn Văn Quyết (bìa trái) cùng ban nhạc dân tộc Nhạc viện TP.HCM diễn ở phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: Q.Đ

Còn nhớ trong những cuộc liên hoan nhạc cụ, hội thi nghệ thuật đờn ca tài tử nhiều năm trước, điều khiến người làm nghề đau đáu là kiếm cho ra các tay đờn trẻ.

Các nghệ nhân đờn thì đã có tuổi 
mà tìm mỏi mắt vẫn không ra truyền nhân. Nhưng hai, ba năm gần đây, tình hình có vẻ 
khả quan hơn.

Bị quyến rũ 
bởi cây sáo trúc

“Hotboy” chơi nhạc cụ dân tộc đó chính là Đinh Nhật Minh - sinh viên đại học năm 3 khoa sáo trúc Nhạc viện TP.HCM.

Nhật Minh năm nay 21 tuổi nhưng sớm nổi tiếng từ nhỏ bởi sinh ra trong gia đình có ba đời gắn bó với cây sáo trúc. Ông nội em là cố NSƯT Đinh Thìn, ba em là NSƯT Đinh Linh, còn mẹ là NSƯT Tuyết Mai.

Năm 12 tuổi, Nhật Minh được cử sang Trung Quốc du học cùng sáu bạn nhỏ khác có năng khiếu về âm nhạc dân tộc. Năm 2012, em đoạt huy chương vàng Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc tại Đắk Lắk.

Năm nay, trong liên hoan độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại Thanh Hóa, em tiếp tục đoạt huy chương vàng. Theo ThS Trần Thanh Trung - giảng viên bộ môn sáo trúc: “Đây là chiếc huy chương rất giá trị vì là chiếc huy chương vàng duy nhất của bộ môn sáo trúc!”.

Đang là sinh viên năm 2 khoa ngữ văn Anh Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn TP.HCM, trong dịp tình cờ bỗng bị quyến rũ bởi cây sáo trúc, vậy là Nguyễn Văn Quyết (quê Bình Phước) bỏ ngang để quyết làm... Trương Chi!

Lựa chọn gắn bó với dòng nhạc không phải thời thượng, Quyết không dám cho gia đình hay cho đến khi đã khẳng định được mình với tiếng sáo đầy ma mị.

Đang học đại học năm 3 của Nhạc viện TP.HCM và là thủ lĩnh nhóm nhạc dân tộc của Nhạc viện tham gia chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quyết còn nhiều khát vọng để giai điệu dân tộc chinh phục các bạn trẻ.

“Trẻ trung, có tài và... đẹp trai!”

Trong Hội thi nghệ thuật đờn ca tài tử quốc gia lần 2 tại Bình Dương (tháng 4-2017), nhiều CLB đờn ca tài tử trình làng những gương mặt trẻ.

Có dàn đờn năm cây đã mạnh dạn giao hết ba cây cho người trẻ trình tấu. Với tiết mục thi độc tấu, một số đơn vị cũng đã “cả gan” trao cho các tay đờn trẻ cơ hội để họ tỏa sáng.

Một gương mặt trẻ gây ấn tượng trong hội thi chính là Nguyễn Nghiệp, đoạt huy chương vàng độc tấu đờn kìm của đơn vị đờn ca tài tử thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Kiên Giang.

Nhìn Nghiệp chỉn chu trong bộ đồ tây, gương mặt sáng sủa, trầm tĩnh lướt từng phím đàn khiến nhiều người thích thú gõ nhịp theo, không ít cô gái trẻ trầm trồ: “Ảnh trẻ, đẹp trai, chơi đàn rất hay. Nhìn vầy ai nghĩ chơi đờn dân tộc là cũ kỹ, buồn ngủ đâu!”.

Nghiệp năm nay 22 tuổi, là con trai út của nghệ nhân Út Nhỏ. Trong dàn đờn còn có Nguyễn Sự - anh trai của Nghiệp, năm nay 24 tuổi, chơi đàn tranh.

Nhìn cả nhà gồm ba và hai anh em cùng chơi trong ban nhạc đờn ca tài tử như thế, nhiều người thấy xúc động vì chứng kiến một sự truyền nối...

Trong Liên hoan độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại Thanh Hóa (tháng 4-2017), Nghiệp lại tiếp tục đoạt huy chương bạc cá nhân. Hiện Nghiệp là sinh viên năm 2 (hệ đại học) khoa âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP.HCM.

Thị trường dành cho âm nhạc dân tộc đúng nghĩa vẫn còn hạn hẹp. Người trẻ chơi nhạc cụ dân tộc vẫn phải bằng năng lực cá nhân để tự tạo ra các sân chơi.

Chưa có nhiều chương trình đủ lớn, thường xuyên và có tính chuyên sâu để các bạn tiếp tục phát huy đam mê, cọ xát và phát triển tài năng của mình.

Cứ chơi nhạc cụ dân tộc ở các nhà hàng, sự kiện nhỏ sẽ khó có điều kiện phát triển chuyên môn”.

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục