Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Các nhà khoa học phát hiện nơi ẩn náu tốt nhất nếu xảy ra thảm hoạ hạt nhân
Thứ ba: 16:32 ngày 24/01/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện nơi dễ sống sót nhất trước một vụ nổ hạt nhân.

Chú thích ảnh

Hình ảnh một vụ thử ở đảo san hô Mururoa vào năm 1971. Ảnh: AFP

Bom hạt nhân được biết đến là “kẻ hủy diệt” kinh hoàng. Song dù chúng có thể tàn phá một khu vực rộng lớn và khiến nhiều người thiệt mạng, con người hoàn toàn có thể sống sót sau một vụ nổ hạt nhân, miễn là trú ẩn ở vị trí đủ xa quả cầu lửa.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Vật lý chất lỏng, các nhà khoa học đã xem xét cụ thể thiệt hại do sóng xung kích do vụ nổ hạt nhân tạo ra. Những đợt sóng này thường đủ mạnh và nhanh đến mức có thể nhấc bổng một người lên không trung.

Các nhà khoa học đã sử dụng các mô hình máy tính tiên tiến để xem sóng xung kích từ một quả bom hạt nhân đi qua một cấu trúc đứng vững như thế nào. Họ đã xem xét tốc độ sóng xung kích ở nhiều nơi khác nhau - bao gồm cửa sổ, cửa ra vào, hành lang và các khu vực khác nhau của căn phòng, để xem nơi tồi tệ nhất là ở đâu.

Ông Dimitris Drikakis, Giáo sư tại Đại học Nicosia ở Cộng hoà Cyprus, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Trước nghiên cứu của chúng tôi, mối nguy hiểm đối với những người bên trong tòa nhà bê tông cốt thép chịu được sóng nổ là không rõ ràng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tốc độ sóng xung kích vẫn là một mối nguy hiểm đáng kể và vẫn có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong”.

Đồng tác giả -  Giáo sư Nicosia Ioannis Kokkinakis cho rằng: “Các vị trí nguy hiểm nhất trong nhà cần tránh là cửa sổ, hành lang và cửa ra vào. Mọi người nên tránh xa những địa điểm này và ngay lập tức trú ẩn”.

Tất nhiên, thời gian giữa vụ nổ và sóng xung kích xuất hiện có thể chỉ là vài giây, vì vậy, con người sẽ phải phản ứng rất nhanh khi thời điểm đó xảy đến.

Các tác giả lưu ý rằng ngoài sóng xung kích, một quả bom hạt nhân còn mang đến vô số mối nguy hiểm khác, bao gồm bụi phóng xạ, các tòa nhà bị hư hại có thể đổ nát và sụp đổ, hư hỏng đường dây điện, đường khí đốt và tất nhiên là cả đám cháy do chính quả cầu lửa gây ra. 

“Mọi người nên quan tâm đến tất cả những điều trên và tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức”, ông Drikakis lưu ý.

Đáng chú ý, trước đây thường có quan niệm rằng những người trú ẩn bên trong tòa nhà được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép có thể chịu được sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân. Song điều này đã được nghiên cứu mới phủ nhận.

Theo đó, những không gian hẹp bên trong những căn phòng, các tòa nhà thực tế có thể góp phần vào tốc độ của sóng xung kích, tạo ra những “luồng gió” có thể xé toạc các góc với lực gấp 18 lần trọng lượng cơ thể con ngườii.

Tất nhiên, tình huống dễ sống sót nhất là các quốc gia không sử dụng vũ khí hạt nhân ngay từ đầu.

Nguồn Báo Tin tức

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục