Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Các nước châu Á tổ chức Tết Nguyên Đán như thế nào?
Thứ tư: 17:46 ngày 25/01/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Ngoài Việt Nam, nhiều nước châu Á khác cũng coi Tết âm lịch là dịp lễ cổ truyền của dân tộc.

Trung Quốc

Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc (hay còn gọi là Xuân Tiết) là ngày lễ âm lịch quan trọng nhất đối với người Trung Hoa, kéo dài 15 ngày bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và kết thúc vào ngày tổ chức lễ hội đèn lồng 15/1 âm lịch. Tuy nhiên, người Trung Quốc chuẩn bị cho dịp lễ quan trọng này cách đấy khá lâu ( thường là từ 8/12).

Cũng giống như Việt Nam, người Trung Quốc thường dọn dẹp và trang trí nhà cửa bằng những câu đối đỏ hoặc đèn lồng đỏ, có nhà còn treo cả pháo đỏ với ý nghĩa loại bỏ những xui xẻo trong năm cũ và đón năm mới bằng sự may mắn, vui vẻ, an lành. Thời gian này, cộng đồng người dân Trung Quốc định cư ở nước ngoài thường cố gắng sắp xếp công việc để kịp về đoàn viên với gia đình.

Ảnh minh họa

Một điểm tương đồng khác giữa cái Tết Trung Quốc và Tết Việt Nam ở chỗ người ta thường cố gắng trả hết các khoản nợ để bắt đầu một năm mới không nợ nần.

Thực đơn trong mâm cỗ Tết của người Trung Quốc cũng vô cùng đa dạng tuy nhiên điểm đáng chú ý ở đây là họ thường tránh ăn những con vật là tượng trưng cho năm đó.

Nếu như bánh chưng, bánh tét là những món ăn bất truyền thông trong mâm cỗ Tết Việt thì bánh tổ (phiên âm tiếng Trung là Nian Gao) cũng không thể thiếu đối người Trung Hoa trong dịp lễ quan trọng này. Bánh tổ được làm từ gạo nếp dẻo, thơm, đường thắng kỹ, cùng với một chút gừng để tạo vị ấm và dậy mùi.

Đặc điểm của món bánh này là rất dính, mang ý nghĩa là kết dính mọi thành viên trong gia đình với nhau, yêu thương đùm bọc với nhau. Bên cạnh đó, họ còn quan niệm rằng bánh tổ khi được cúng cho thần bếp thì có thể "dính" miệng vị thần này lại để không mang lại tai họa cho gia đình mình

Ngoài ra bữa cơm tất niên của người Trung Quốc còn có một số món ăn như bánh bao hình cá, sủi cảo, kim quất, thịt muối mặn ngọt, gỏi cá sống, cá chiên xốt chua ngọt, gà Kung Pao, vịt quay... Phong tục trao phong bao lì xì đỏ cho trẻ em và người già vẫn được duy trì kèm với những lời chúc một năm mới may mắn, an khang.

Hàn Quốc

Hàn Quốc cũng đón Tết Nguyên Đán vào ngày 1/1 Âm lịch nhưng thực tế không khí Tết tràn ngập từ những ngày gần cuối năm khi mọi người chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ Tết. Trong đêm giao thừa mọi người tắm rửa sạch sẽ với ý nghĩa rũ bỏ mọi điều lo âu trong năm cũ để chào đón một năm mới. Đặc biệt, người Hàn Quốc không ngủ trong đêm giao thừa bởi họ quan niệm nếu ngủ thì sáng hôm sau thức dậy, tóc họ sẽ bị bạc trắng và đầu óc không được tỉnh táo.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, không khí đón Tết ở quốc gia này trầm lắng và yên tĩnh hơn. Người Hàn Quốc có xu hướng đến thăm các ngôi đình, chùa chiền thờ cúng tổ tiên và cầu cho một năm mới may mắn bởi với họ Tết không chỉ là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả, mà còn là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên. Vì vậy, hình ảnh người dân Hàn Quốc mặc những hộ hanbok truyền thống đã trở nên quá đỗi quen thuộc.

Ngoài lì xì, người Hàn Quốc còn tặng nhau những món quà như nhân sâm, mật ong, cá hồi, phiếu mát-xa hay thậm chí cả những vật dụng hàng ngày như dầu gội, kem đánh răng.

Các món ăn truyền thống trong mâm cỗ cúng gia tiên của bao gồm canh bánh gạo, mỳ khoai lang với thịt và rau, sườn lợn sốt, cá khô, thịt bò khô, hòa. Đặc biệt món canh bánh gạo (Tteokguk) không thể thiếu. Họ có theo quen hỏi nhau đã ăn bao nhiêu bát Tteokguk bởi họ quan niệm ăn bao nhiêu bát Tteokguk sẽ lớn thêm bấy nhiêu tuổi.

Singapore

Do phần đa dân số của "Quốc đảo sư tử" là người Hoa nên người dân Singapore rất coi trọng dịp Tết Nguyên đán. Cũng bởi lý do này mà phong tục đón Tết của người Singapore có nhiều điểm tương đồng với Tết của Trung Quốc, kéo dài khoảng 15 ngày.

Ảnh minh họa

Người Singapore tổ chức 3 sự kiện lớn để đón mừng năm mới: Lễ hội Hoa Đăng, lễ hội Singapore River Hongbao, và lễ hội đường phố Chingay. Các lễ hội trên là dịp để du khách trong quốc tế có thêm trải nghiệm về phong tục, tập quán ở Singapore thông qua những món ăn truyền thống, cuộc thi viết thư pháp và các chương trình văn hóa.

Mâm cỗ Tết của người Singapore cũng rất đa dạng, trong đó không thể không kể đến một số món như Yusheng (cá sống) Fatt choy ho see, Chang shou mian (mỳ trường thọ), Pencai (món ăn bao gồm thịt heo, thịt gà, nấm, hải sản, bà ngư, hải sâm, sò điệp), Tang yuan ( tương tự giống chè trôi nước ở Việt Nam).

Nguồn Người Đồng Hành

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục