Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Nhiều người nhầm tưởng ngực càng lớn thì dễ bị ung thư hay căng tức nhũ hoa trước khi hành kinh là một dấu hiệu ung thư vú.
Theo bác sĩ See Hui Ti, Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, có bốn quan niệm sai lầm phổ biến của phụ nữ về bệnh ung thư vú hiện nay.
Thống kê tại Singapore, cứ 10 đến 15 phụ nữ thì có một bị ung thư vú. Quan niệm người ngực lớn dễ mắc ung thư vú hơn là không đúng. Trên thực tế, rủi ro mắc bệnh này tăng theo độ tuổi. Phụ nữ từ 55 đến 59 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất. Khuyến cáo phụ nữ độ tuổi 40 nên tầm soát ung thư vú bằng cách chụp nhũ ảnh.
|
Ung thư vú ở phụ nữ. Ảnh: Cumargoldkare. |
Chụp nhũ ảnh cho kết quả khá chính xác, dễ dàng và chi phí thấp, có thể phát hiện khối u ung thư trước khi bạn cảm nhận được bằng tay. Tuy nhiên để biết cụ thể có phải ung thư vú không thì cần thêm một số xét nghiệm khẳng định khác.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ Singapore song không có nghĩa gia đình có người bị ung thư vú thì con gái cũng mắc bệnh. Dù vậy các chuyên gia khuyến cáo, một cô gái có mẹ bị ung thư vú thì nên tầm soát bằng xét nghiệm lâm sàng ở thời điểm sớm hơn độ tuổi người mẹ phát hiện bệnh.
Chẳng hạn mẹ bị ung thư vú lúc 42 tuổi thì con gái nên làm xét nghiệm kiểm tra khi 37 tuổi. Bên cạnh đó cần tập thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm soát trọng lượng không để bị béo phì, tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Cảm giác đau tức ngực trong chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Cơn đau của ung thư vú không đến và đi theo chu kỳ kinh nguyệt.
Để phát hiện sớm ung thư vú, bạn hãy để ý xem có khối u xuất hiện trên ngực, sự biến dạng núm vú, dịch chảy ra từ núm vú, có màu đỏ hoặc nổi mề đay không rõ nguyên nhân trên ngực của mình. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào.
Lưu ý: Tránh chụp X-quang vú hoặc siêu âm một tuần trước hay trong kỳ kinh nguyệt vì nó ảnh hưởng đến tính chính xác của các xét nghiệm. Bạn nên làm xét nghiệm sau khi hết kinh một tuần.
Nguồn VNE