Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Cần gỡ khó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Thứ tư: 00:03 ngày 20/09/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Giúp vùng dân tộc thiểu số và nông thôn thay đổi kết cấu cơ sở hạ tầng, ngày càng phát triển toàn diện; đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Nông dân Tân Châu thu hoạch nhãn. Ảnh: Tuấn Anh

Sau 3 năm triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), tỉnh đã huy động được sự tham gia tích cực của người dân góp phần làm thay đổi rõ rệt diện mạo vùng nông thôn, đời sống người dân được cải thiện; bước đầu góp phần giảm nghèo bền vững, rút ngắn khoảng cách chênh lệnh giàu nghèo giữa các vùng, địa phương. Đồng thời, giúp vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và nông thôn thay đổi kết cấu cơ sở hạ tầng, ngày càng phát triển toàn diện; đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Tập trung giải ngân các nguồn vốn

Xác định thực hiện các chương trình MTQG là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh đã triển khai thực hiện quyết liệt các chương trình. Trong đó, công tác giải ngân các nguồn vốn, được tỉnh tập trung triển khai, thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Việc huy động nguồn vốn thực hiện các chương trình giai đoạn năm 2021-2023, kết quả giải ngân vốn đạt 1,7 tỷ đồng, đạt 84,25% so kế hoạch. Phấn đấu đến hết năm 2023 giải ngân đạt 100% số vốn đã giao.

Đối với Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đến ngày 31.7.2023 đã giải ngân 9,971 tỷ đồng, đạt 33,73% kế hoạch.

Chương trình giảm nghèo bền vững đã giải ngân 1,174 tỷ đồng, đạt 1,46% kế hoạch. Trong giai đoạn 2021-2023, nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng là 968 tỷ đồng; nguồn vốn huy động ước đạt 1,7 tỷ đồng.

Chương trình nông thôn mới đã giải ngân 1.787,5 tỷ đồng, đạt 88,27% kế hoạch. Ngoài ra, từ năm 2021 đến nay đã huy động từ các tổ chức tín dụng tại địa bàn cho các đối tượng của chương trình vay vốn để thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình là 2.546 tỷ đồng; huy động nguồn vốn hợp pháp khác như: đóng góp của người dân cả hiện vật, sức lao động thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các nguồn lực đóng góp từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên 1.400 tỷ đồng.

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình MTQG và thực hiện hiệu quả, tỉnh yêu cầu các sở, ngành và địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành, kiểm tra thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình. Tăng cường hoạt động tích cực của Ban Chỉ đạo các cấp để kịp thời tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn được giao.

Chăn nuôi vịt. Ảnh: Nhật Tường

Cần tháo gỡ khó khăn

Trong quá trình thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn như: Các chương trình có nhiều nội dung toàn diện, tổng hợp và thực hiện trong thời gian dài nhưng lực lượng cán bộ ở cơ sở còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác phối hợp giữa các ngành, các đoàn thể trong việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG còn thiếu chủ động.

Việc huy động các nguồn lực vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thấp, nhất là việc huy động nguồn lực của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn rất khiêm tốn. Nhiều xã vùng sâu, vùng xa chưa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư mới. Chưa huy động được nguồn vốn tín dụng và phát huy nội lực của địa phương về tạo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, nguồn kinh phí thực hiện các chương trình còn rất hạn chế so với mục tiêu, nhiệm vụ. Nguồn lực huy động tại chỗ ở một số xã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn từ quỹ đất và đóng góp của nhân dân.

Đối với chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là chương trình MTQG mới triển khai lần đầu, các nội dung nhiều nên còn nhiều lúng túng, chưa có kinh nghiệm.

Chính vì vậy, tỉnh kiến nghị Uỷ ban Dân tộc và các bộ, ngành tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương. Đồng thời, tỉnh kiến nghị Trung ương nghiên cứu, hỗ trợ ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình theo hướng tích hợp đầy đủ nội dung trọng tâm của các văn bản liên quan, giúp địa phương dễ tra cứu và áp dụng thực hiện.

Ngoài ra, tỉnh kiến nghị Trung ương xem xét, bố trí kế hoạch vốn sự nghiệp giai đoạn 2024-2025 cho địa phương chủ động bố trí nguồn lực thực hiện Chương trình. Đồng thời, xem xét cho chủ trương để địa phương được chủ động điều chuyển nguồn vốn giữa các dự án, tiểu dự án nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn được phân bổ.

Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, người lao động có thu nhập thấp được hỗ trợ đào tạo nghề… chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với nhóm đối đượng này. Vì vậy, tỉnh kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm hướng dẫn tiêu chí xác định “Người lao động có thu nhập thấp” để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện hỗ trợ theo quy định.

Để chương trình MTQG đạt kết quả như mong đợi, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục rà soát, cập nhật các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình; có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn.

Tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm dần chính sách cho không, lấy sự phát triển của người nghèo, cộng đồng nghèo làm trung tâm trong các chương trình, dự án giảm nghèo; hỗ trợ kết nối giữa người nghèo, địa bàn nghèo với thị trường, doanh nghiệp trong việc thực hiện đào tạo nghề, tạo việc làm, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ xuất khẩu lao động, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em.

Thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện mô hình giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho người nghèo.

Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm, giảm nghèo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ đầu tư cho công tác giảm nghèo, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng để tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh.

Nhi Trần

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục