Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Cần triển khai đúng quy định các Dự án nông nghiệp tận dụng mái nhà làm điện năng lượng mặt trời
Thứ ba: 09:07 ngày 23/02/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hiện nay, các Dự án nông nghiệp tận dụng mái nhà làm điện năng lượng đang phát triển khá nhanh trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều nhất là ở huyện Tân Châu.

Dự án điện mặt trời áp mái kết hợp trang trại nông nghiệp trên địa xã Suối Ngô, huyện Tân Châu.

Tại huyện Tân Châu, có khá nhiều Dự án nông nghiệp tận dụng mái che để làm điện năng lượng mặt trời. Có 7 dự án chăn nuôi với diện tích 134,96 ha do UBND tỉnh chấp thuận đầu tư và 57 dự án trồng đinh lăng, trồng nấm, trên diện tích 84,57ha do UBND huyện chấp thuận đầu tư.

Nhiều dự án điện mặt trời mái nhà xin phép chủ trương đầu tư theo hình thức dự án nông nghiệp, nhưng khi xây dựng trước hết là lắp đặt hệ thống pin mặt trời trên mái nhà, công đoạn này không nằm trong nội dung xin phép trước đó và các nhà đầu tư không thực hiện các thủ tục về đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường.

Theo hướng dẫn của Bộ Công thương tại Công văn số 7088/BCT-ĐL ngày 22.9.2020 về việc hướng dẫn thực hiện việc phát triển điện mặt trời áp mái, trong đó quy định chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt có trách nhiệm tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn.

Việc bảo đảm trang trại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền của địa phương; công trình xây dựng phải có mái. Mái nhà của trang trại chăn nuôi, trồng trọt… cần phù hợp với công năng, loại hình trang trại.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất xây dựng trang trại là loại đất nông nghiệp khác, do đó các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì phải đăng ký biến động đất đai, chuyển sang đất nông nghiệp khác, nhưng có địa phương thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa bảo đảm đúng quy định, có địa phương điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất sang đất nông nghiệp khác trong tổng chỉ tiêu được giao của huyện, có địa phương trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện lại không xác định chỉ tiêu đất nông nghiệp khác.

Có thể thấy, chủ trương phát triển nông nghiệp kết hợp với điện mặt trời áp mái là phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về loại hình này chưa cụ thể, do đó trong quá trình quản lý, các địa phương đã vận dụng cách làm khác nhau, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách điện mặt trời dưới hình thức kết hợp dự án nông nghiệp nhưng mục đích chủ yếu là đầu tư điện mặt trời.

Một số địa phương cho phép đầu tư dạng kết hợp như vừa nêu đã gây xáo trộn vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, một số dự án sử dụng đất đai sai quy định, tạo hệ lụy, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch phát triển sản xuất.

Nhi Trần

Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục