Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Thế giới 24h:
Cảnh báo đáng sợ của bản tin Ngày Tận thế
Chủ nhật: 13:17 ngày 25/03/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bản tin Ngày Tận thế cảnh báo châu Á đứng trước nguy cơ cạn kiệt cá trong vài thập niên tới trong khi một nửa số chim và động vật có vú ở châu Phi có thể bị xóa sổ.

Nước sạch trên toàn cầu, các nguồn cung cấp nhiên liệu và thực phẩm sẽ chịu sức ép lớn do các hoạt động gây hại của con người khiến sự sống trên Trái đất suy giảm.

Hơn 550 nhà khoa học trong 3 năm qua đã đưa ra kết quả kiểm tra sức khỏe của hành tinh nhằm nêu bật mối đe dọa với các lục địa.

 

Bản tin Ngày Tận thế được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, đề cập tới châu Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi và Châu Âu - Trung Á.

Tại châu Á, bản tin cảnh báo, nguồn cá có thể khai thác sẽ cạn kiệt vào năm 2048 vì biển đang bị tận thu quá mức.

Báo cáo trên đã được 129 chính phủ thông qua sau các cuộc họp ở Colombia hôm 24/3, Express đưa tin.

Tin bài đáng chú ý khác:

- Triều Tiên đã đồng ý hội đàm cấp cao với Hàn Quốc vào ngày 29/3 tại làng đình chiến Panmunjom để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước dự kiến diễn ra vào tháng 4, Bộ Thống nhất Hàn Quốc hôm 24/3 cho hay.

- Cảnh sát Malaysia hôm 24/3 cho biết, đã bắt giữ 7 nghi phạm khủng bố âm mưu tiến hành hàng loạt vụ tấn công ở Sabah và Johor ở nước này. Các nghi phạm bị bắt khi lực lượng chống khủng bố nước này triển khai các chiến dịch từ 27/2 tới 15/3.

- Quân đội Syria hôm 24/3 đã ngừng đánh bom Douma, thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy ở Ghouta, một quan sát viên chiến tranh cho hay. Hiện, lực lượng nổi dậy Syria đang chuẩn bị rời khu vực này.

- Một quả bom đặt dưới ô tô đã phát nổ tại Alexandria, thành phố lớn thứ hai của Ai Cập hôm 24/3, làm 2 người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát. Vụ nổ diễn ra hai ngày trước khi nước này tổ chức bầu cử Tổng thống.

- Hàng nghìn người Croatia bảo thủ hôm 24/3 đã tiến hành biểu tình phản đối đề xuất phê chuẩn một hiệp ước châu Âu, vốn mô tả giới tính là vai trò xã hội. Những người phản đối sợ rằng hiệp ước có thể xói mòn các giá trị gia đình truyền thống tại quốc gia có phần đông dân số theo Công giáo.

- Kết quả thăm dò mới đây cho thấy, đa phần người dân Serbia hiện nay không chấp nhận lời xin lỗi của NATO về việc khối quân sự này can thiệp vào Kosovo năm 1999. Chỉ 10% bày tỏ nguyện vọng muốn Serbia trở thành thành viên NATO.

Nguồn vietnamnet

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục