BAOTAYNINH.VN trên Google News

Cảnh giác với hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ: Khuyến cáo từ Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia 

Cập nhật ngày: 01/08/2024 - 00:26

Từ những rủi ro tiềm ẩn của hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đưa ra khuyến cáo người tiêu dùng để tránh tình huống không mong muốn xảy ra.

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trước khi quyết định tham gia sự kiện giới thiệu mô hình kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn, cần tìm hiểu thông tin về loại hình sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu tại sự kiện cũng như bên cung cấp thông qua phương tiện truyền thông hoặc qua bạn bè, người thân đã tham gia sự kiện hoặc sử dụng sản phẩm; xác định trước những vấn đề cần quan tâm về lợi ích và rủi ro để chủ động yêu cầu được giải đáp thêm.

Hiện nay có không ít các quảng cáo, giới thiệu hấp dẫn về quyền lợi của khách hàng khi tham gia hợp đồng sở hữu kỳ nghỉBên cạnh đó, trước khi quyết định ký hợp đồng, cần yêu cầu cung cấp đầy đủ bộ hợp đồng và nghiên cứu kỹ, đặc biệt ở một số vấn đề sau:

- Xác định rõ nhu cầu của bản thân, gia đình trong một thời gian dài.
- So sánh các thông tin được quảng cáo, chào bán hoặc “cam kết miệng” của doanh nghiệp với các điều khoản quy định chính thức tại dự thảo hợp đồng.
Đặc biệt khi có sự không thống nhất giữa thông tin chào bán và hợp đồng hoặc có các quy định, điều khoản trong hợp đồng chưa rõ ràng thì người tiêu dùng cần đề nghị doanh nghiệp giải thích, làm rõ và sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: mô tả dịch vụ được cung cấp, các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, của doanh nghiệp; điều khoản về giá trị hợp đồng và các loại chi phí; điều khoản về chấm dứt hợp đồng; điều khoản về xử lý vi phạm…;


Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khuyến nghị người dân cần nghiên cứu kỹ hợp đồng trước khi quyết định tham gia giao dịch

- Xác định rõ toàn bộ các chi phí phải đóng trong thời hạn hợp đồng.

Hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng có thời hạn dài và bên cạnh khoản phí cố định ngay từ đầu, người tiêu dùng sẽ còn phải đóng thêm nhiều khoản phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện như phí duy trì/ phí thường niên/ phí quản lý/ phí vận hành/ phí thực hiện quyền trao đổi các địa điểm nghỉ dưỡng...
Các khoản chi phí này có thể chỉ được quy định trong hợp đồng (không có trong thông tin quảng cáo, chào bán) và có thể không được quy định một cách rõ ràng, đầy đủ;
- Các điều kiện, hạn chế đối với bên mua trong việc hưởng, chuyển nhượng quyền nghỉ dưỡng, ví dụ như: thời điểm bắt đầu được thực hiện quyền nghỉ dưỡng, dịch vụ này có được chuyển nhượng cho người khác không, nếu có thì sau khi ký hợp đồng hay sử dụng dịch vụ bao nhiêu lâu, có đi kèm điều kiện gì không…;
- Các điều khoản bất lợi trong hợp đồng, ví dụ như: hạn chế quyền khiếu nại, khởi kiện của người mua; không cho người tiêu dùng hủy ngang hợp đồng; chế tài xử lý vi phạm không công bằng giữa hai bên; các trường hợp bên cung cấp dịch vụ được miễn trừ trách nhiệm ví dụ như không được cơ quan nhà nước cấp phép xây dựng (đối với loại hình có dự án/khách sạn) hoặc bên thứ ba không tiếp tục hợp tác (đối với loại hình không có dự án/khách sạn)...

Nguồn TCCT