Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Về khía cạnh cấp cứu với nắng nóng, khi chẳng may có sự cố xảy ra, điều cần làm ngay tức khắc, đó là, cấp cứu tại thực địa thay vì cố gắng chuyển tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Vì thời gian chuyển tới bệnh viện kéo dài quá thời gian an toàn cho phép để cấp cứu.
Đưa ngay nạn nhân vào chỗ râm mát, cách xa nơi nắng nóng. Hãy dội nước mát ướt sàn hoặc ướt nền. Cởi bỏ quần áo dài chỉ để lại quần áo lót. Đặt nạn nhân nằm trực tiếp xuống sàn ướt, nằm ngửa, lưng, mông, cẳng chân chạm sàn.
Chườm nước đá vào các vị trí sau: gáy, hai bên cổ, hai hóm nách, hai khe háng, mặt sau của khoeo chân. Tiến hành lau nước mát khắp cơ thể. Cứ 1 phút lau một lần. Lau liên tục trong 5 phút đầu tiên, sau đó cứ 2 phút lau một lần, lau liên tục trong 10 phút tiếp theo.
Bật quạt điện chiếu thẳng trực tiếp vào nạn nhân. Sau 30 phút, đo lại nhiệt độ dưới lưỡi (không đo ở nách vì nách đang chườm nước đá), nếu nhiệt độ hạ đến mức 390C là rất thành công.
Trong trường hợp nạn nhân hôn mê, làm cấp cứu giống như trên, đồng thời gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt. Trên đường vận chuyển, chọc kim truyền dịch và truyền dịch tốc độ nhanh vào cơ thể, phối hợp sử dụng thuốc lợi tiểu (xe cấp cứu có phương tiện này).
Vừa vận chuyển tới bệnh viện gần nhất, vừa cấp cứu. Tuyệt đối không vận chuyển cấp cứu bằng xe máy vì chỉ làm nắng nóng thêm. Cố gắng cấp cứu trong vòng 30 phút đầu tiên để hạ nhiệt độ cho não bộ.
Trong một số trường hợp khẩn cấp, người ta có thể tiến hành dội nước trực tiếp vào người nạn nhân, 1 phút dội 1 lần hoặc ngâm toàn bộ thân mình đến ngang cổ gáy vào bồn nước mát cũng rất hữu dụng. Khi nạn nhân đến bệnh viện, tại đó, nạn nhân sẽ được cấp cứu và điều trị chuyên khoa. Tùy thuộc nạn nhân có triệu chứng nào, rối loạn nào mà sẽ được tiếp tục điều trị theo các hướng tiếp theo.
Phòng ngự sâu sắc và cấp cứu chuẩn mực dựa trên nền tảng khoa học sẽ giúp ích rất nhiều trong việc khắc phục thiệt hại do nắng nóng gây ra.
Nguồn SKĐS