Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Người dân ấp 1, xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang, đều kính trọng gọi cây da cao hơn 50 m ở đầu làng là “ông cây”, bởi "cụ" gắn bó với tâm linh địa phương, chứng kiến nhiều thế hệ cư dân sinh ra, lớn lên, qua đời...
Người dân ấp 1, xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang, đều kính trọng gọi cây da cao hơn 50 m ở đầu làng là “ông cây”, bởi "cụ" gắn bó với tâm linh địa phương, chứng kiến nhiều thế hệ cư dân sinh ra, lớn lên, qua đời...
Bà Nguyễn Thị Sáu, 67 tuổi, nhà gần cây da, cho biết lúc ông cố nội bà còn sống thì đã có cây nhưng lúc đó cây còn nhỏ, gốc to khoảng 6 người ôm. Đến nay gốc cây to phải 18 thanh niên ôm mới giáp gốc.
Năm 2005 "ông cây" bị bệnh rụng lá tơi tả, dân địa phương tưởng cây hết thọ nhưng vài tháng sau đột nhiên thay lá, tươi tốt như thường.
Cây da 350 tuổi ở ấp 1 trở thành biểu tượng tinh thần của người dân địa phương. |
Theo ước tính của các cựu lão nơi đây, “ông cây” phải trên 350 tuổi bởi nhiều thế hệ cụ ông cụ nội đã qua đời. Từ gốc tới thân cây ước cao hơn 50 m, cành lá sum xê tỏa bóng mát che phủ hơn 2.000 m2 nên quanh năm các nhà dân gần cây da đều hưởng bóng cây mát rượi. Gốc cây nhiều nơi chẻ hốc to đến mức người ta có thể giăng võng nằm.
Do "ông cây" nổi tiếng nên xóm này được đặt tên là xóm cây da hay giồng cây da. Vào các ngày lễ, Tết, người dân đến đây thắp hương khấn vái "ông cây" giúp họ một năm an lành, sống thọ. Còn khách du lịch ngang qua huyện An Phú đều tới chiêm ngưỡng cây và chụp hình lưu niệm. Thậm chí khi cây da rụng trái to bằng quả thị, nhiều người nhặt ăn để cầu may.
Theo VNE