Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Chấm thi bằng máy, thí sinh suýt mất gần 10 điểm
Thứ tư: 14:17 ngày 31/07/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Kết quả chấm thi trắc nghiệm ở một số địa phương năm nay có hàng chục bài thi bị chênh lệch điểm từ 0 lên đến 8,75 cho thấy, dù chấm thi bằng máy thí sinh vẫn bị rủi ro.


Ông Mai Văn Trinh, kiểm tra phòng chấm thi trắc nghiệm tại Thanh Hóa Ảnh: N.H

Ngày 30/7, Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh công bố thông tin sau khi công bố điểm thi THPT quốc gia, địa phương nhận được đơn đề nghị phúc khảo 1.080 bài thi của thí sinh. Kết quả chấm thi cho thấy, có tới 95 bài thi được thay đổi điểm theo chiều hướng tăng lên. Trong đó, có 33 bài thi môn Ngữ văn tăng từ 0,25 đến 1,75 điểm.

Điều đáng nói, có 58 bài thi của 34 thí sinh bị điểm 0 trong lần chấm đầu tiên đều đã được tăng điểm. Mức tăng cao nhất là bài thi môn Giáo dục Công dân của một thí sinh lên tới 8,75 điểm.

Không riêng Tây Ninh, ở nhiều địa phương khác, nhiều bài thi sau khi chấm phúc khảo điểm đã thay đổi đáng kể.

Ở Nam Định, sau khi chấm 309 bài thi các môn, thì có 7 bài thi môn Ngữ văn tăng 0,25 điểm; 1 bài thi môn tiếng Anh tăng từ 1,8 lên 6,8 điểm; 01 bài thi môn Hóa học tăng từ 2 lên 6,8 điểm; 1 bài thi môn Vật lý tăng từ 2 lên 7 điểm; 1 bài thi môn Sinh học tăng từ 3,5 lên thành 5,75 điểm; 1 bài thi môn Địa lý tăng từ 3,25 lên 6,5 điểm; 1 bài thi môn Lịch sử tăng từ 2,75 lên 5,25 điểm. Đặc biệt, có bài môn Giáo dục Công dân tăng từ 2 điểm lên thành 8,25 điểm. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nam Định cho biết, nguyên nhân khiến các bài thi có sự chênh lệch điểm thi lớn là thí sinh tô saimã đề.

Ở Phú Thọ, trong số 11 bài thi thay đổi điểm sau phúc khảo, có 1 bài thi vênh tới 2,5 điểm. Nguyên nhân được sở này xác định là do cán bộ nhập nhầm điểm thi của thí sinh.

Thí sinh có bị thiệt thòi?

Trong chuyến kiểm tra công tác chuẩn bị chấm thi tại Hội đồng thi Thanh Hóa hồi tháng 6, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã cho rằng, năm đầu tiên giao cho các trường ĐH chủ trì chấm thi trắc nghiệm, Bộ đã tập huấn, cho các trường thử nghiệm phần mềm từ sớm. “Đặc biệt, phần mềm chấm thi kèm theo đã hướng dẫn rõ cho nên đến thời điểm kết thúc kỳ thi, Bộ chưa nhận được thắc mắc của trường ĐH nào về chấm thi cho thấy họ đã sẵn sàng”, ông Trinh chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng khảo thí - Công nghệ thông tin (Sở GD&ĐT Tây Ninh), kết quả thi có sự bất thường là bởi trong số học sinh bị điểm 0 đó có nhiều em là học sinh giỏi trong các kỳ thi. Không có chuyện môn điểm cao chót vót, có môn lại 0 điểm được. Trả lời câu hỏi của PV về việc, liệu còn có thí sinh bị thiệt thòi khi không làm đơn phúc khảo ? ông Tài cho biết, chỉ có 34 thí sinh có điểm thi bất thường đã được trả lại điểm thực.

Trả lời báo chí, đại diện Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng cho biết lý do những bài thi trắc nghiệm bị điểm 0 là do phần mềm chấm thi không nhận dạng được bản scan phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh.

Trong khi đó, chiều cùng ngày, ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT lại cho rằng, nguyên nhân của việc 58 bài thi trắc nghiệm bị điểm 0 được phát hiện là do lỗi của thí sinh tô sai mã đề, tô nhầm số báo danh và tô mờ đáp án.

Cũng theo ông Hồng, trong quá trình đối soát dữ liệu điểm thi từ các địa phương gửi về, Bộ GD&ĐT đã phát hiện những bất thường về điểm thi của một số bài thi trắc nghiệm. Bộ đã chỉ đạo Ban Chấm chi trắc nghiệm và Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh rà soát, tổ chức gặp gỡ 34 thí sinh và gia đình các em ngay sau khi công bố kết quả thi để trao đổi, động viên và yêu cầu đưa những bài thi này vào diện chấm phúc khảo.

Ông Hồng cho rằng, việc 58 bài thi trắc nghiệm của 34 thí sinh bị điểm 0 là hiện tượng cá biệt, chỉ xảy ra ở Hội đồng thi này.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, năm đầu tiên Bộ GD&ĐT điều chỉnh kỹ thuật về việc chấm thi. Theo đó, thay vì các Sở GD&ĐT chấm thi như năm trước thì năm nay, Bộ giao việc chủ trì chấm thi trắc nghiệm cho trường ĐH. Lãnh đạo một Sở GD&ĐT cho rằng, vì năm đầu tiên trường ĐH được giao chủ trì chấm thi trắc nghiệm nên có sự lúng túng là điều dễ xảy ra.

Nguồn TPO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục