Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chân dung người Việt hơn 100 năm trước qua ống kính người Pháp
Thứ ba: 21:46 ngày 01/08/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Người Thanh Hóa săn hổ, nhóm chiến binh người Thượng hơn 100 năm trước được nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils chụp lại.

Một nhóm chiến binh người Thượng (tên gọi chung những nhóm sắc tộc bản địa sinh sống tại khu vực miền Trung). Bức ảnh được ghi lại qua ống kính của Pierre Dieulefils (1862-1937) - nhiếp ảnh gia người Pháp từng đến Đông Dương năm 1885. Những năm gia nhập quân đội Pháp giúp ông có cơ hội được đi khắp nơi, sau đó rẽ sang hướng nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà xuất bản bưu ảnh chuyên nghiệp. Ông có nhiều khoảnh khắc đắt giá ở hai miền Nam - Bắc Việt Nam, được in trong nhiều tập sách ảnh sau này.

Ảnh được đăng trong "Việt Nam văn hóa sử cương" - sách nổi tiếng của học giả Đào Duy Anh (1904-1988), tái bản hồi tháng 7 với bìa cứng. Sách xuất bản lần đầu năm 1938, được đánh giá là bộ sử toàn diện đầu tiên và có hệ thống nhất về văn hóa Việt Nam từ sơ khởi đến năm 1938. Tác phẩm trở thành công trình khoa học đầu tiên đặt nền tảng cho sự hình thành nền văn hóa học hiện đại Việt Nam.

"Người dân tộc Thái ở Thanh Hóa săn hổ" là bức ảnh Pierre Dieulefils từng giới thiệu trong cuốn "Đông Dương xinh đẹp và kỳ vĩ" - tác phẩm giúp ông huy chương vàng tại Đấu xảo quốc tế ở Brussels, Bỉ năm 1910.

Người Thái uống rượu cần sau khi bắt được hổ. Ngoài nguồn lợi lớn thu được từ xuất bản bưu ảnh, Pierre Dieulefils còn được ghi nhận như một nhà chép sử bằng hình ảnh nổi tiếng của khu vực Đông Dương.

Một nhóm người Mán ở Cam Đường, Lào Cai được nhiếp ảnh gia ghi lại cuối thế kỷ 19.

Một người mẹ dân tộc Mèo ở biên giới miền Bắc và hai con.

Một gia đình ở miền Bắc cuối thế kỷ 19. Thời kỳ này, mẫu áo dài năm thân được ưa chuộng. Trang phục gồm hai khổ vải được may nối nhau thành thân trước theo phong cách kín đáo. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu: cha mẹ mình và cha mẹ người thương, thân áo thứ năm đại diện cho người mặc. Áo luôn có năm cúc, thể hiện đạo lý làm người: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Các quan thượng thư triều Nguyễn ở Huế mặc triều phục. Áo dài của các quan thường được thêu, dệt hình chim phượng, con dơi, mặt trời, trái bầu, bát bửu, màu ngũ sắc, bên trong có lớp lụa lót. Vào mùa thu và đông, áo mang chất liệu gấm, mùa xuân và hạ dùng vải sa, vân. Vì màu nhuộm dễ phai, người ta không giặt áo mà chỉ phơi nắng một năm vài lần rồi ướp thơm bằng trầm, đặt trong tráp gỗ. Bên trong, người mặc phối cùng áo dài lót bằng vải trắng để dễ giặt.

Một gánh hát miền Nam đầu thế kỷ 20. Giai đoạn này, Sài Gòn và Nam kỳ lục tỉnh có nhiều đoàn hát dạo lưu diễn. Đặc trưng các tuồng thời kỳ này là hát nửa bội, nửa kịch, mặc xiêm y áo giáp thời xưa nhưng hát, nói suông, diễn tả một cách tân thời cho dễ nhớ, dễ nghe.

Ảnh: Pierre Dieulefils
(trích sách Việt Nam Văn hóa sử cương)

Nguồn VNE

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục