Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Hôm 5.4, chỉ một vài giờ sau khi tiến hành phóng tên lửa phóng tên lửa Unha-2, CHDCND Triều Tiên tuyên bố vệ tinh viễn thông Kwangmyongsong-2 đã được đưa vào quỹ đạo trái đất trong vòng 9 phút sau khi phóng. Tuy nhiên, ngày 6.4, phía Nga cho biết, Triều Tiên đã không đưa được vệ tinh vào quỹ đạo.

![]() |
Các nhà ngoại giao của các nước thành viên HĐBA thảo luận trong một phiên họp ngày 6.4. Ảnh: Getty Images |
Hôm 5.4, chỉ một vài giờ sau khi tiến hành phóng tên lửa phóng tên lửa Unha-2, CHDCND Triều Tiên tuyên bố vệ tinh viễn thông Kwangmyongsong-2 đã được đưa vào quỹ đạo trái đất trong vòng 9 phút sau khi phóng. Tuy nhiên, ngày 6.4, phía Nga cho biết, Triều Tiên đã không đưa được vệ tinh vào quỹ đạo.
Hãng thông tấn Interfax trích dẫn một nguồn tin cao cấp ở Bộ tổng tham mưu quân đội Nga cho biết: “Hệ thống kiểm soát không gian của chúng tôi không tìm thấy bất kỳ vệ tinh nào của CHDCND Triều Tiên. Theo dữ liệu của chúng tôi, nó hoàn toàn không hiện diện trên quỹ đạo”. Trước đó, các quan chức chính phủ Mỹ lẫn Hàn Quốc đều khẳng định rằng, Triều Tiên không thành công trong việc phóng vệ tinh.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, nếu cân phân thiệt hơn, đối với một quốc gia nhiều năm liền bị cô lập và cấm vận như Triều Tiên, vụ phóng vệ tinh lần này lại mang đến nhiều thành công hơn là thất bại. Cho dù không thể đưa được vệ tinh vào quỹ đạo, nhưng Triều Tiên đã thành công trong việc cải tiến công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo. Hôm 5.4, tên lửa Unha-2, một tên gọi khác của Taepodong-2, đã rời bệ phóng, vượt qua khoảng cách 3.200 km, gần đạt đến đảo Guam của Mỹ, gấp đôi tầm bắn mà tên lửa Taepodong-1 đạt được trong lần phóng thử nghiệm hồi năm 1998. Cũng cần nhớ rằng, năm 2006, tên lửa Taepodong-2 mà Triều Tiên phóng thử nghiệm đã nổ tung khi rời khỏi bệ phóng trong vòng 42 giây. Từ vụ phóng ngày 5.4 cho thấy việc tên lửa Taepodong-2 có thể đạt được tầm bắn lý thuyết là 6.700 km, với sự quyết tâm của Triều Tiên, chỉ còn là vấn đề thời gian. Mặt khác, với kho tên lửa hơn 800 quả cùng với tin đồn đã chế tạo được ít nhất hai quả bom hạt nhân, cho dù còn rất lâu Triều Tiên mới đặt Mỹ vào tầm ngắm nhưng cũng đã khiến hai quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ là Hàn Quốc và Nhật Bản phải lo sốt vó. Vì chỉ cần “động đậy” là Triều Tiên có thể biến hai quốc gia này thành biển lửa.
Cũng theo các nhà phân tích, Triều Tiên cũng đã thành công trong việc tạo ra một thế trận mới trước khi bước vào bàn đàm phán 6 bên. Với hai quân bài hạt nhân và tên lửa nửa úp, nửa mở, Triều Tiên buộc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc phải đánh giá một cách đúng đắn vị thế của Triều Tiên, đặc biệt là khi không thể áp dụng lại chiêu gây sức ép buộc Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt một nghị quyết trừng phạt mới vì Trung Quốc và Nga đã bóng gió việc sẽ sử dụng quyền phủ quyết. Đó là chưa kể đến khả năng, Mỹ sẽ phải tính đến việc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên.
Sau vụ phóng vệ tinh, CHDCND Triều Tiên sẽ làm gì tiếp theo? Ông Kim Keun-sik - một nhà nghiên cứu về Triều Tiên ở Đại học Kyungnam, Hàn Quốc dự đoán: Có thể, Triều Tiên sẽ thực hiện một vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ hai nếu như vụ phóng vệ tinh ngày 5.4 không làm Mỹ tập trung chú ý. Vì “mục tiêu” là Mỹ nên khó có khả năng Triều Tiên sẽ lại “chọc giận” Hàn Quốc bằng một vụ bắn thử nghiệm tên lửa tầm ngắn ở biển Hoàng Hải như nhiều thông tin trước đó.
Đặng Hoàng Thái
(tổng hợp)