Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Chính sách Abenomics và di sản của ông Abe Shinzo với kinh tế Nhật Bản
Thứ bảy: 10:55 ngày 09/07/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trên phương diện kinh tế, ông Abe đã để lại dấu ấn đậm nét về chính sách Abenomics (Abe và Ecomomics), là một chính sách tài khoá đóng góp chủ đạo cho việc chống giảm phát. Nó đã giúp Nhật Bản thành công vực dậy nền kinh tế sau hơn hai thập kỷ trì trệ.

Theo “Abenomics”, ông Abe đã tìm cách đưa nền kinh tế Nhật Bản trở lại sau sự sụp đổ của bong bóng bất động sản vào đầu những năm 1990. Chiến lược của ông Abe có 3 mũi nhọn nhằm khởi động tăng trưởng kinh tế và tăng lương, đó là: Chính sách tiền tệ nới lỏng, kích thích tài chính và cải cách cơ cấu kinh tế.

Hai mũi nhọn đầu tiên, ông Abe, người từng làm thủ tướng từ năm 2006-2007 và 2012-2020 đã chủ trì việc điều hành lãi suất cực thấp và nới lỏng định lượng cùng với hàng chục tỷ USD chi cho cơ sở hạ tầng cũng như phân phối các gói kích thích kinh tế. Ông Abe cũng tăng mạnh sản xuất và xuất khẩu, nới lỏng cách quy định và giảm thuế doanh nghiệp.

Ông Abe Shinzo đã để lại nhiều dấu ấn với kinh tế Nhật Bản (Ảnh: Reuters).

Trên cương vị thủ tướng, năm 2013, ông Abe đã ban hành các gói kích thích kinh tế tổng trị giá 210 tỷ USD trong đó có 116 tỷ là để chi tiêu trực tiếp của chính phủ, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng.

Chính vì vậy, nền kinh tế thứ 3 thế giới đã vượt qua được giai đoạn ảm đạm của những năm 1990-200, xuất khẩu tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Trong giai đoạn từ 2015 tới 2017, Nhật Bản đã ghi nhận 8 quý tăng trưởng dương liên tiếp, đây là chuỗi tăng trưởng dài nhất của Nhật trong gần 30 năm.

Abenomics đã chấm dứt thời kỳ giảm phát kéo dài nhiều thập niên của Nhật Bản. Từ cuối năm 2012, ông Abe đạt được thỏa thuận nới lỏng chính sách tiền tệ chưa từng có với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), đưa lãi suất xuống mức âm nhằm, thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và đầu tư kinh doanh, đồng thời đẩy lạm phát lên mức mục tiêu 2%.

Năm 2014, nước này bổ sung thêm 2 đợt kích thích kinh tế nữa, trị giá 58 tỷ USD và 36,9 tỷ USD.

Ngoài Abenomics, ông Abe còn khởi xướng Womenomics, nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào thị trường lao động. Năm 2020, tỷ lệ này là 73%. Một điểm nhấn trong xã hội Nhật Bản.

Thành công một nửa

Theo phân tích của nhà kinh tế Kaya Keiichi, trong suốt gần 8 năm giữ chức thủ tướng ở nhiệm kỳ thứ hai (không bao gồm năm 2020 khi Covid-19 gây trật đường ray kinh tế), GDP thực tế của Nhật tăng trưởng trung bình 0,9%.

Min Joo Kang, chuyên gia kinh tế cao cấp về Nhật Bản tại ING nói với đài Al Jazeera: “Mặc dù các chính sách của chính phủ có thể tạo ra môi trường để các bên tham gia và đổi mới ở mức độ nào đó, nhưng để tăng năng suất lao động và tăng cường đầu tư vào công nghệ thì các hộ gia đình và doanh nghiệp cũng cần nỗ lực hơn nữa để tự lực cánh sinh. Về mặt này sự cải thiện của nền kinh tế cũng bị hạn chế nhưng nó (Abenomics) đã thành công một nửa ở chỗ nó đã bảo vệ nền kinh tế Nhật khỏi một đợt suy thoái mạnh”.

GPD đầu người của Nhật Bản trong giai đoạn 1970-2020 (Nguồn WB).

Tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản xuống thấp nhất trong gần 3 thập kỷ khi ông Abe tuyên bố từ chức vào năm 2020 (Nguồn WB).

Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường châu Á-Thái Bình Dương đến từ hãng OANDA, cho rằng Abenomics đã cho ra “những kết quả trái ngược.” “Thiếu ý chí thực thi “mũi nhọn thứ ba” trong cải cách thương mại và kinh tế, cũng đồng nghĩa với việc 2 mũi nhọn còn lại phải gắng gượng trong suốt những năm 2010”.

Ông Halley nhận định. “Khoản nợ công cao hơn nhiều, các hàng rào thương mại của Nhật Bản vẫn còn đó. Nhưng theo tôi, tình trạng thiếu tiến triển không hoàn toàn là do ông Abe sai lầm về chiến lược, mà là do ông chưa thể thuyết phục được hết tất cả mọi người toàn tâm phóng đi 3 “mũi tên” trong Abenomics,” vị chuyên gia nhận định.

"Chiến lược tăng trưởng của ông Abe đã bị ảnh hưởng vào năm 2019 do xung đột thương mại Mỹ - Trung và các đợt tăng thuế. Đến năm sau, sự bùng phát của Covid-19 khiến kinh tế Nhật Bản trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay", Reuters nhận định.

Giới quan sát thì cho rằng, chính sách Abenomics đã lạc hậu và sự xuất hiện của Covid-19 chính thức nhấn chìm nó. GDP của Nhật  lao dốc vào năm 2019 (-0,2%) và 2020 (-4,5%) do tác động của dịch Covid-19./.

Nguồn VOV.VN
Theo Reuters

Tin cùng chuyên mục