Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Honda 'bắt chước' Toyota
Thứ tư: 18:20 ngày 15/04/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Người đứng đầu Honda muốn quản trị và ra quyết định theo nhóm nhỏ, thay vì mở rộng cho tất cả nhân viên, cách Toyota đã làm từ lâu.

"Tôi không hề có nhân viên", chủ tịch kiêm CEO Honda Takahiro Hachigo cau có nói. Trước nay Honda áp dụng với phong cách quản lý mở, nơi ý kiến của người lao động khắp công ty được xem như một phần của quá trình ra quyết định.

Nhưng khi ngành công nghiệp ôtô đang phải trải qua sự chuyển đổi trăm năm mới có một lần, Hachigo hy vọng có thể quản trị hiệu quả hơn.

Trong tháng 4, hãng sẽ thiết lập "văn phòng chủ tịch", ở đó một nhân viên sẽ hỗ trợ CEO trong việc ra quyết định hàng ngày. Đây không phải là chuyện gì bất thường ở những công ty khác như Toyota, nơi chủ tịch Akio Toyoda có một nhóm cố vấn. Tuy nhiên với Honda, đây là lần đầu tiên.

Chủ tịch kiêm CEO Honda Takahiro Hachigo rời buổi họp báo tại trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AP

Trong hàng chục năm, phòng giám đốc trên tầng 10 trụ sở Honda ở Tokyo là cốt lõi của văn hoá waigaya –  nói về những cuộc hội họp tự phát và sôi nổi –  đã có từ thời nhà sáng lập Soichiro Honda. Các giám đốc điều hành trao đổi quan điểm một cách thoải mái với nhau và với các nhân viên cấp dưới khắp công ty trong căn phòng được mệnh danh là "Phòng họp lớn".

"Khi có ai cần hỏi gì đó, họ có thể bước tới ngay chỗ giám đốc", một cựu quản lý hồi tưởng. "Các giám đốc điều hành có thể tự do tham gia thảo luận, giúp chúng tôi chia sẻ thông tin". Thậm chí nhân viên trẻ cũng được phép tới đây để họp cùng lãnh đạo cấp cao.

"Đó là cơ hội tốt để tổng giám đốc gặp gỡ các nhân viên bình thường", một cựu giám đốc nói. Nhưng Hachigo "dường như muốn có các phụ tá chính sách", một cán bộ cấp cao của Honda cho biết.

Chủ tịch Hachigo, được bổ nhiệm 5 năm trước để đưa Honda thoát ra khỏi khủng hoảng. Ông coi một nhóm cố vấn có kiến thức chuyên môn là yếu tố cần thiết để dẫn dắt hãng này vượt qua bước ngoặt trăm năm mới có một lần trong ngành công nghiệp ôtô với lợi thế của công nghệ mới, chẳng hạn xe tự lái.

Sự chuyển đổi theo hướng quản lý từ trên xuống cũng đẩy nhanh quá trình ra quyết định và đả kích các ý kiến cho rằng Honda thiếu chiến lược phát triển.
Một giám đốc giải thích sự thay đổi này là "bắt chước" Toyota, hãng xe có sự tăng trưởng bền vững dưới thời Toyoda và các cố vấn của ông.

Từ khi Hachigo tiếp quản vào tháng 6/2015, cổ phiếu của Honda rớt giá khoảng 40% so với mức giảm 20% của Toyota. Cổ phiếu hai hãng vẫn giữ nguyên cho tới năm 2018, sau đó chênh lệch mạnh khi Toyota được hưởng lợi từ các dự án phát triển như hợp tác vốn với hãng Nippon Telegraph & Telephone.

Dù Honda báo cáo lợi nhuận ròng kỷ lục vào năm tài chính 2017, nhưng chủ yếu do hưởng lợi từ luật thuế ở Mỹ thay đổi. Biên lợi nhuận kinh doanh trong ôtô chiếm hai phần ba doanh thu của hãng nay giữ ở mức ít hơn 2%.

Hachigo là người có công trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh kém hiệu quả này. Honda đóng cửa các nhà máy ở Anh và Thổ Nhĩ Kỳ, đi ngược lại việc mở rộng dưới thời cựu chủ tịch Takanobu Ito. Năm ngoái hãng này quyết định cải tổ mạng lưới các nhà cung ứng, và thậm chí thu hút nhân viên từ Honda R&D, từng được xem là không thể động tới, vào công ty chính.

Nhà sáng lập huyền thoại Soichiro Honda của Honda khuyến khích nhân viên nói lên ý kiến cá nhân của họ. Ảnh chụp năm 1999. Ảnh: Nikkei Asian Review

"Phòng họp lớn" sẽ không biến mất, nhưng việc thành lập phòng Tổng giám đốc và cắt giảm trên mọi lĩnh vực có thể dẫn đến giảm quy mô của hãng này. Các cuộc thảo luận qua lại rôm rả thường xuyên từng là một phần quan trọng của Honda dường như cũng sẽ thay đổi.

Nhóm cố vấn thân cận của Hachigo được mong đợi sẽ thu thập ý kiến của công nhân trong công ty và tập hợp chúng thành đề xuất chiến lược. Nhưng một vài người ở Honda lo ngại rằng các đề xuất của nhóm cố vấn sẽ trở thành chính sách mà không qua sự thảo luận với các nhà điều hành có liên quan khác.

Quyết định tiến hành thay đổi, bất chấp nguy cơ bị cáo buộc là lãnh đạo phía sau cánh cửa đóng kín, một phần xuất phát từ sự bất mãn của Hachigo với lượng thông tin mà ông được tiếp cận.

Năm ngoái, Honda bị buộc phải tạm ngừng sản xuất mẫu xe mini N-WGN không lâu sau khi ra mắt vào mùa hè do lỗi ở một số bộ phận. Honda đã xung đột với bộ phận nghiên cứu và phát triển của hãng về vấn đề thu mua, nhưng chi tiết về vụ việc chưa bao giờ đến tai Hachigo, và ông đã tức điên khi biết chuyện.

Honda chưa chính thức quyết định thành lập phòng làm việc chung của tổng giám đốc. Các chi tiết về sự kiện này thậm chí còn thưa thớt ngay cả trong nội bộ công ty, nơi mục đích của đội ngũ này được giải thích là để "tăng cường chức năng hỗ trợ quản lý", bao gồm "củng cố thông tin nhằm hỗ trợ các quyết định và hoạt động của nhóm lãnh đạo".

Đường lối lãnh đạo của Hachigo sẽ thay đổi như thế nào còn phải xem xét. Bởi các chủ tịch của Honda giữ chức vụ với nhiệm kỳ 6 năm, Hachigo có thể sẽ bị thay thế ngay trong năm sau, khiến đây là thời kỳ quyết định để ông chứng minh tính ưu việt trong cách tiếp cận của mình.

Nguồn VNE (Theo Nikkei)

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục