Xã hội   Giáo dục

BAOTAYNINH.VN trên Google News

Chưa chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, giáo viên thì chưa nên thử nghiệm chương trình mới 

Cập nhật ngày: 06/05/2017 - 21:56

Hãy cân nhắc cẩn trọng vì nếu chưa chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, giáo viên, và chưa thử nghiệm chương trình tổng thể ở một trường náo đó mà áp dụng đại trà….thì chỉ có thất bại.

chua chuan bi ky ve co so vat chat giao vien thi chua nen thu nghiem chuong trinh moi

Hãy tăng cường đánh giá giáo viên bằng “đầu ra” một cách thực chất.

Tôi là một giáo viên đang công tác tại trường THCS. Tôi đọc qua khá nhiều lần về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, bản thân tôi cũng thật sự chưa hình dung chương trình như thế nào, việc thực hiện các bộ môn như thế nào nên tôi không nói chương trình năng hay nhẹ.

Nhưng tôi thật lòng nghĩ giáo dục không thể đổi mới nếu chưa thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất: Hãy tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp, sân chơi cho học sinh trước, muốn giáo dục Việt Nam phát triển phải mạnh dạn quy định số học sinh trong một lớp học không quá 30 học sinh và bắt buộc dạy 2 buổi/ngày trong cả nước. Bây giờ mỗi lớp học 50 – 55 học sinh nếu áp dụng đổi mới sẽ thất bại.

Thứ hai: Hãy bỏ ngay những thành tích trong trường học hiện nay. Cụ thể học sinh dù đánh giá như thế nào, bằng cách nào thì học sinh đủ kiến thức thì phải có lên lớp và ở lại lớp, nếu học sinh chưa đủ kiến thức mà cứ “lùa lên” thì phải kiểm điểm, kỷ luật giáo viên trực tiếp đứng lớp (thực chất từ những năm nay hầu như 100% học sinh tiểu học đều lên lớp, nếu có học sinh ở lại thì giáo viên phải bị “mời” làm việc như tội phạm và bị cắt thi đua, ở THCS thì giao lên lớp thẳng 90%, chất lượng bộ môn Toán, lý,… 90%, sử, địa,….phải đạt 100%, thể dục, âm nhạc, mỹ thuật phải xếp đạt 100% do đó có học sinh nghỉ học quá số ngày quy định, thậm chí bỏ thi nhưng cũng phải cho đạt nếu không sẽ “nguy” với BGH, tổ trưởng,…).

Do đó bây giờ tình trạng “ngồi nhầm lớp” là rất nhiều, nên giáo viên dạy chủ yếu là hoàn thành hết thời gian.

Thứ ba: Hãy tăng cường đánh giá giáo viên bằng “đầu ra” một cách thực chất. Giáo viên có thể thực hiện cách này hay cách khác nhưng đảm bảo cuối năm học sinh đạt các năng lực, phẩm chất quy định của bộ môn.

Giáo viên lớp 2 cuối năm coi và chấm kiểm tra học sinh lớp 1, lớp 3 coi và chấm kiểm tra của lớp 2,…

Thứ tư: Hãy bỏ bớt hay tạm ngừng hẳn các kỳ thi để giáo viên và học sinh tập trung vào việc nắm vững các kiến thức.

Bây giờ một năm học giáo viên và học sinh tham gia quá nhiều cuộc thi, phong trào tốn nhiều thời gian và công sức. Giáo viên; Giáo viên giỏi; Các môn văn hóa giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách đội giỏi, thư viện, thiết bị giỏi (cấp trường, Huyện, Tỉnh), Khoa học kỹ thuật (của học sinh nhưng thực chất lá giáo viên làm là chủ yếu), Vận dụng kiến thức liên môn, giải quyết tình huống thực tiễn, kiến thức pháp luật, văn nghệ, thể dục thể thao,….

Bên cạnh đó giáo viên còn hướng dẫn học sinh các kỳ thi học sinh giỏi (cấp huyện Tỉnh), violympic các môn Toán, lý , hóa, anh văn,….IOE (Internet online English) các lớp 6-9, hướng dẫn học sinh diễn văn nghệ, thể dục thể thao,…..hầu như giáo viên không còn thời gian nghỉ thì làm sao để học tập, nghiên cứu và giảng dạy trên lớp cho tốt.

Trên đây là góp ý của cá nhân tôi. Rất mong Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vì tương lai của cả thế hệ trẻ em. Hãy cân nhắc cẩn trọng vì nếu chưa chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, giáo viên, và chưa thử nghiệm tổng thể ở một trường náo đó mà áp dụng đại trà….thì chỉ có thất bại.

Nguồn Dân trí