Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTN) -
Tác giả chọn chính quân hàm của mình để làm bút danh. Tên thật của tác giả là Xuân Tùng, sinh năm 1960; và tất nhiên anh không phải là nhà văn hay nhà báo mà là một người lính yêu văn chương.
Đây là tập hồi ức hiếm hoi của một người lính trẻ, một nhân chứng sống từng cầm súng trên chiến trường khốc liệt biên giới Tây Nam và cả chiến trường bên ngoài Tổ quốc thuộc đất nước chùa Tháp những năm 1978-1983. Đó là một cuộc chiến đấu chính nghĩa, sát vai cùng nhân dân Campuchia giải phóng cả một dân tộc thoát khỏi nạn diệt chủng tàn bạo.
“Chuyện lính Tây Nam”, NXB Văn học 2019 dày gần 300 trang của tác giả Trung Sỹ, vốn là một chàng trai Hà Nội, nguyên trung sĩ Thông tin thuộc Tiểu đoàn Bộ binh 4, Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 trong giai đoạn chiến tranh biên giới Tây Nam.
Tác giả chọn chính quân hàm của mình để làm bút danh. Tên thật của tác giả là Xuân Tùng, sinh năm 1960; và tất nhiên anh không phải là nhà văn hay nhà báo mà là một người lính yêu văn chương.
Anh đã nỗ lực ghi chép một cách trung thực những tháng năm cầm súng của chính mình bằng lối văn rất giản đơn, bình dị mà lại có sức lôi cuốn mạnh mẽ, 120 câu chuyện là những “đoản khúc gói lại tất cả đời sống con người phải chịu đựng mà tồn tại. Bắt đầu từ lúc anh lính ra đi, xa Hà Nội nơi sinh ra đến tận khi anh ta trở về đất mẹ Việt Nam…”.
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nay cuộc sống tươi đẹp trên đất nước Campuchia. Tìm hiểu về cuộc chiến đấu hào hùng những năm tháng Tây Nam bất tử để mãi mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh cao cả của thế hệ trước vì độc lập tự do của đất nước mình, vì lòng nhân đạo Việt Nam và nghĩa vụ quốc tế trong sáng.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ đã nhận xét: “Chuyện lính Tây Nam của một quân nhân sau 30 năm im lặng được viết lại vẫn hừng hực mùi thuốc súng, mùi máu và cả vị mặn của nước mắt đàn ông dưới những tầng chữ. Trần trụi và khốc liệt đến tàn nhẫn của hai từ “chiến tranh”. Nhà văn Nguyễn Văn Thọ cũng là một người lính, từng trải qua 12 năm cầm súng đối mặt quân thù và vượt qua cái chết trong phút giây nên khi đọc tập hồi ức này, ông “đã giật mình oà khóc”.
PHAN KỶ SỬU