Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyện môn Lịch sử
Thứ sáu: 00:32 ngày 22/04/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Tư à, mấy ngày qua, dư luận cộng đồng mạng xôn xao việc môn Lịch sử trở thành một trong những môn tự chọn ở cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chính thức triển khai từ năm học 2022-2023. Nhiều ý kiến trái chiều của giáo viên cũng như các chuyên gia giáo dục, tựu trung đều lo ngại rằng, nếu trở thành môn tự chọn, có khả năng môn Lịch sử sẽ bị “khai tử” khi không có học sinh lựa chọn. Và cũng có nhiều ý kiến tán thành. Đọc mà như sa vào mê hồn trận thông tin. Ý ông thế nào?

- Về việc này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức xây dựng, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Trong chương trình này, môn Lịch sử có thế mạnh trong việc giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, giúp học sinh có thể rút ra những bài học trong cuộc sống. Chương trình GDPT năm 2018 có sự sắp xếp, cân đối thời gian, thời lượng, nội dung cho từng môn học, trong đó có môn Lịch sử.

Ở cấp học THCS- giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Lịch sử được bố trí dạy ở tất cả các lớp (từ lớp 6 đến lớp 9). Nội dung môn Lịch sử trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cốt lõi của toàn bộ lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam từ nguyên thuỷ đến cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, trong toàn cấp THCS, tất cả học sinh đều được học lịch sử dân tộc Việt Nam đầy đủ, toàn diện.

Ở cấp THPT- giai đoạn định hướng nghề nghiệp, môn Lịch sử được bố trí là một môn trong tổ hợp xã hội. Các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử cấp THPT là những nội dung chuyên sâu, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các nội dung cơ bản ở cấp THCS.

Ở giai đoạn này, học sinh bắt buộc phải học 5 môn lựa chọn trong 3 tổ hợp. Học sinh chọn tổ hợp xã hội là đã có môn Lịch sử. Học sinh chọn tổ hợp tự nhiên vẫn phải chọn một môn trong tổ hợp xã hội, trong đó có môn Lịch sử (học sinh hoàn toàn có thể chọn môn Lịch sử nếu thấy môn này cần thiết cho bản thân, hoặc cần thiết để phục vụ định hướng nghề nghiệp mà học sinh lựa chọn).

Bên cạnh đó, trong chương trình GDPT tổng thể còn dành 20% thời lượng cho chương trình địa phương, do các địa phương tự biên soạn đưa vào giảng dạy theo quy định. Các nội dung lịch sử địa phương tiếp tục được đưa vào giảng dạy bắt buộc ở tất cả các lớp từ lớp 6 đến lớp 12.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, với cách bố trí như vậy, môn Lịch sử bảo đảm đáp ứng được vai trò giáo dục lịch sử cho học sinh phổ thông.

- Ông Thứ trưởng trả lời vậy cũng rõ ri. Vn đề chỗ, ngành Giáo dc phi ci tiến như thế nào để môn Lch s tht s tr nên hp dn, thu hút người hc, ch khô khan như xưa nay thì sau ba năm hc S cp THCS, toàn din my, kiến thc cũng s nhanh chóng phôi phai”, “ca thy tr thy”.

Ngay như my bn thanh niên va tt nghip THPT, môn S còn là môn hc bt buc, vy mà vn bo Nguyn Hu và Quang Trung là hai anh em đấy thôi! Mt khác, cũng cn phi xem li, chuyn giáo dc lch s không hn c đổ hết cho nhà trường, mà còn phi có s chung tay ca gia đình, xã hi, ca nhiu ngành, nhiu cp, bng nhiu hình thc khác nhau, không ch hc sử nước ta, mà còn phải học cả sử địa phương. Tui ví dụ nghe, bây giờ ông thử hỏi mấy bạn tre trẻ ở thành phố mình, đi qua đường Phạm Tung mỗi ngày, vậy có biết nhân vật đặt tên đường là ai không? Không dễ trả lời à nhen!   

- Ờ… ờ!

Đ.H.T

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh