Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng
Chuyện thật như đùa: Loạn lạc không bằng điện thoại giá rẻ
Thứ năm: 02:00 ngày 05/11/2009

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Kể từ khi có sự xuất hiện các dịch vụ điện thoại di động, những hũ tục truyền thống bắt đầu mai một dần.

Somalia, đất nước của sự nghèo đói và loạn lạc, đất nước với một chính phủ co cụm ở thủ đô Mogadishu, để mặc cho các phe nhóm vũ trang Hồi giáo, những nhóm hải tặc, băng đảng hoành hành ở khắp nơi. Hàng chục năm qua, ở Somalia chưa có một ngày yên tiếng súng.

Một cửa hàng điện thoại di động ở thủ đô Mogadishu. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, quốc gia vùng Sừng châu Phi này đã và đang có những dấu hiệu đổi thay từng chút một, bất chấp việc các tổ chức vũ trang Hồi giáo luôn muốn áp đặt luật Sharia hà khắc ở khắp nơi. Hassan Aden, 55 tuổi, chủ của một cửa hàng “tạp pí lù” tại Mogadishu hồi tưởng. Thời ông 18 tuổi, bất cứ người đàn ông Somalia nào muốn cưới vợ cũng đều phải bò ra mà cày để sắm đủ bộ sính lễ cho cha mẹ vợ tương lai, gồm 11 con lạc đà và 1 khẩu AK-47.

Tuy nhiên, kể từ khi có sự xuất hiện các dịch vụ điện thoại di động, những hũ tục truyền thống bắt đầu mai một dần. Tại Somalia, tình trạng phụ nữ “trốn theo trai”, có thai ngoài giá thú… đang bùng phát. Chuyện phải bị “thú phạt” nặng khi lỡ làm cô gái nào có thai như vài chục năm trước cũng còn rất ít. Bây giờ, chỉ cần nộp 50 USD và vài món lặt vặt là coi như huề cả làng.

Ở Somalia, hầu như nhà nào cũng có vài ba khẩu súng. Chuyện đụng độ hay giao tranh giữa phe này, phe kia là chuyện thường ngày. Kể từ năm 2007 đến nay, tình trạng vô chính phủ ở quốc gia quanh năm khô hạn đã làm gần 20.000 thường dân thiệt mạng. Thế nhưng, khó mà tin được rằng, các công ty viễn thông ở nước này vẫn ăn nên làm ra.

Hỗn loạn, không thuế nhập khẩu, điện thoại di động trở thành hàng hoá rẻ bèo, giá cước thấp đến mức kinh ngạc. Mỗi tháng, nếu chỉ gọi trong nước, cước phí chưa đến 10USD. Gọi quốc tế, giá cũng chỉ 0,30 USD/ phút. Đối với thế hệ trẻ nước này, giữa những bến bờ vô vọng của hiện tại và tương lai, điện thoại di động trở thành cứu cánh.  

Đối với những cặp tình nhân, để đến được với nhau, phải vượt qua hàng lô lốc những hủ tục, lề luật truyền thống, đặc biệt là khi các chàng trai không đủ sức lo nổi những khoản sính lễ “trời ơi”. Chỉ cần có di động, vài ba tin nhắn, cuộc gọi… thế là cô gái có thể trốn theo người yêu đến một phương trời nào đó để xây dựng mái ấm.

Một tay súng Hồi giáo ly khai đang gọi điện thoại cho người yêu. Ảnh: AFP.

Theo luật lệ Hồi giáo, hành vi “trốn theo trai” sẽ bị trừng phạt rất nặng nề. Nhưng đối với Halima Osman, 20 tuổi, bà mẹ của 3 đứa trẻ, chính di động đã giúp cô có một cuộc sống hạnh phúc trong tình yêu – điều mà chị cô không có được trong 7 năm chung sống với một người đàn ông lớn tuổi, gia trưởng, luôn đánh đập vợ.

Tuy nhiên, cũng chính vì điện thoại di động mà không ít chàng trai đã xem chuyện hôn nhân trở thành trò tiêu khiển. Bile Farah, mới 25 tuổi, những đã 9 lần bỏ “vợ”, di động trở thành tài sản có giá trị nhất đối với chàng trai này, đặc biệt là khi có rất nhiều cô gái muốn thoát ly gia đình.

Hay như ông già Hassan Aden ở đầu bài. Ông đã rất giận dữ khi cô con gái của ông cũng “theo trai” và có con với một anh chàng lạ hoắc. Nhưng rồi ông đành thở dài vì chính ông cũng nhờ điện thoại di động mà cuộc sống ông bớt cô đơn kể từ khi bà vợ ông “về với ông bà”. Hassan Aden có thêm một bà vợ chính thức, và “tò tí” với 2 cô vợ nhỏ ở tại Mogadishu. Bà chính ra điều kiện, bất cứ khi nào bà gọi mà ông không trả lời hoặc không lại là bà sẽ bỏ đi, vì thế chuyện sắp lịch hẹn với 2 cô vợ nhỏ cũng khá khó khăn. Lúc nào cần gặp, ông chỉ việc gọi trước. Đang hẹn hò, lỡ bà vợ chính có gọi, ông luôn bảo rằng, đụng độ đang xảy ra, chừng nào yên ông sẽ về ngay.

Hassan Aden cười khà khà: “Ở đất nước này, ngày nào mà không có tiếng súng chứ!”

Đặng Hoàng Thái

(Theo Reuters)

Từ khóa:
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục