Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyện thường ngày
Thứ hai: 00:08 ngày 28/11/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Ông Bàn Dân nè, dạo gần đây tôi thấy báo chí, truyền thông bàn tán về tình trạng cán bộ, nhân viên y tế của các cơ sở y tế công lập nghỉ việc, bỏ việc, chuyển ra các cơ sở ngoài công lập hơi bị nhiều phải không ông?

- Ðúng là có chuyện đó. Mặc dù đó không phải là chuyện mới, nhưng vì chỉ trong sáu tháng đầu năm nay, con số về việc ấy đã tăng lên bằng cả năm ngoái, dẫn đến tổng số cán bộ, nhân viên y tế nghỉ việc lên tới cả chục ngàn người, đặt ra cho ngành Y tế nguy cơ khủng hoảng nhân lực đảm đương nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, có thể gây ra hệ luỵ đứt gãy hệ thống y tế…

- Vậy sao tôi cũng có nghe thông tin về nhận định của các chuyên gia cho rằng, việc nhân viên y tế rời y tế công, ra y tế tư chỉ là dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác, không có gì đáng phải lo ngại?

- Ðúng là có thông tin ấy, nhưng vấn đề đáng bàn ở đây là đối tượng phục vụ của y tế công là đại đa số người có thu nhập thấp đến trung bình, nghĩa là không phải ai cũng có điều kiện để chăm sóc sức khoẻ ở khu vực y tế tư. Trong khi đó, hầu hết các ca bệnh khó xử lý đều tập trung vào khu vực y tế công. Ðiều này khiến cả Nhà nước lẫn xã hội đều lo lắng là nguy cơ khủng hoảng nhân lực y tế sẽ dẫn đến chất lượng điều trị giảm sút. Vì thế, vấn đề nóng bỏng nhất đang đặt ra cho ngành Y là làm thế nào để khc phc nguy cơ khng hong y. đây, Bàn Dân hi tht ông nhé, hôm nay sao ông li quan tâm đến vn đề mang tm vĩ mô vy?

- Thật ra, chuyện tôi muốn kể và muốn nhờ ông đưa lên báo, tuy là có liên quan đến lĩnh vực y tế, nhưng chắc cũng không bị chi phối gì bởi cái “nguy cơ nóng bỏng” ấy đâu! Số là mấy hôm nay tôi vẫn còn rất “tâm đắc” hai chuyện nhỏ do vợ tôi kể. Một là, chuyện khi bà ấy đi mua đồ ăn sáng ở một quán cháo trong con hẻm đường Lạc Long Quân (TP. Tây Ninh) hôm 24.11. Vợ tôi đi sắp đến nơi thì gặp một đám đông tụ tập quanh một cháu học sinh cấp hai, đang được mẹ chở đi học thì lên cơn co giật té ngã xuống đường. Cháu bé quằn quại cả người, răng nghiến chặt khiến mọi người chung quanh phải giúp mẹ cháu giữ cháu thật chặt, người đút khăn vào miệng cho cháu khỏi cắn lưỡi, người gọi điện thoại kêu taxi, người gọi xe cấp cứu từ thiện… Chưa thấy xe nào đến thì có một người trung niên ăn mặc lịch sự, điều khiển ô tô du lịch chạy tới. Người ấy dừng xe cạnh đám đông, bước xuống bảo người mẹ đỡ lấy đầu cháu bé bế xốc bệnh nhân lên xe, rồi điều khiển xe chạy đi bệnh viện; không quên dặn người chung quanh gửi tạm xe của mẹ cháu bé vào căn nhà cạnh đó.

Vợ tôi tận mắt chứng kiến cảnh ấy, bà rất cảm phục lòng tốt và sự nhanh nhạy, tháo vát của người điều khiển xe con chở cháu bé bị co giật đi bệnh viện. Không ngờ, khoảng một giờ sau, vợ tôi chở bà chị cao tuổi đi tái khám bệnh tiểu đường ở Bệnh viện Ða khoa H.H, thì lại gặp mẹ con cháu bé bị bệnh lúc sáng. Vợ tôi hỏi thăm sức khoẻ bé, người mẹ cho biết nhờ các y, bác sĩ phòng cp cu tn tình chăm sóc, cháu bé đã qua cơn co git nguy him, nhưng cn phi được chuyn tiếp đến Bệnh viện Nhi Ðồng 2- TP. Hồ Chí Minh để điều trị bệnh động kinh. Khi vợ tôi hỏi thăm người đã nhiệt tình tự nguyện chở cháu bé đi bệnh viện, thì mẹ cháu bé mới nói, chính bà cũng bất ngờ khi biết “Ông ấy là bác sĩ đang làm việc tại Bệnh viện H.H. Và vợ ông ấy cũng là bác sĩ làm việc ở đây”.

Chuyện thứ hai, cũng tại bệnh viện này, khi đến số thứ tự khám bệnh, vợ tôi dìu bà chị vào phòng khám Nội - Tim mạch, cả bệnh nhân và thân nhân nuôi bệnh đều “giật mình” khi thấy vị bác sĩ nữ “cánh tay trái băng bột co sát người, treo dây lên cổ, tay phải cầm dụng cụ y khoa thăm khám bệnh nhân”. Hỏi thăm mới biết vị bác sĩ nữ đã có tuổi vừa bị tai nạn giao thông hôm đầu tuần khi điều khiển xe máy đi làm về. May mắn bà chỉ bị gãy xương cánh tay chứ không nguy hiểm đến tính mạng nên chỉ cần băng bó và cố định cánh tay chờ lành xương. Tuy nhiên, vì bà ph trách phòng khám Nội - Tim mạch, phần đông bệnh nhân là người cao tuổi, bị bệnh mạn tính, có bảo hiểm y tế phải điều trị lâu dài, nên bà không thể không “đeo cánh tay băng bột” đến phòng khám để khám định kỳ cho bệnh nhân.

- Hai mẩu chuyện ông kể, Bàn Dân nghe tht cm động, đầy tính nhân văn, đặc bit là th hin y đức ca người thy thuc. Nhưng ông nghĩ sao mà li có v ngn ngi, phi vòng vo nói xa nói gn vi Bàn Dân chi vy?

- Bởi vì, hai vị bác sĩ tốt bụng, nhiệt tình ấy cùng làm việc ở một bệnh viện thuộc khu vực y tế tư, tức là khu vực đang thu hút nhân lực ngành Y, cũng như thu hút bệnh nhân “có điều kiện” nên tôi sợ… ông bảo tôi “PR” cho bệnh viện ấy thôi.

- Ông nghĩ vậy là không đúng đâu. Bàn Dân nghĩ, không kể là khu vực y tế công hay tư, thì “căn cốt” của ngành Y trên hết vẫn là “y đức”. Thầy thuốc nào có y đức, lấy y đức làm trọng, thì đều được nhân dân quý trọng, xã hội tôn vinh.    

BÀN DÂN

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh