Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Cô học trò nghèo và ngôi nhà không cửa
Thứ tư: 00:20 ngày 29/06/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trong căn nhà gạch chật hẹp, ba mẹ em chỉ kê được 1 cái giường, cái bàn cũ, bàn máy may và kệ bếp. Đặc biệt, căn nhà không có cửa ra vào và cả cửa sổ. Chị Nguyễn Thị Chi (sinh năm 1990), mẹ của Hân cho biết, từ lúc xây đến giờ đã 10 năm, gia đình vẫn chưa có tiền gắn cửa.

Góc học tập của 3 chị em Ngọc Hân.

Căn nhà, hay nói đúng hơn là căn phòng rộng khoảng 15m2 là nơi sinh sống của gia đình em Phạm Thị Ngọc Hân, học sinh lớp 6, Trường THCS Phước Ninh (huyện Dương Minh Châu). Không có đất xây nhà, miếng đất nhỏ dài 20m của nhà nội em phải chia làm 3 căn phòng nhỏ để 3 gia đình con trai ra riêng. Ngoài ba mẹ, Hân còn có em trai 10 tuổi và em gái 7 tuổi đang học trường tiểu học gần nhà.

Trong căn nhà gạch chật hẹp, ba mẹ em chỉ kê được 1 cái giường, cái bàn cũ, bàn máy may và kệ bếp. Đặc biệt, căn nhà không có cửa ra vào và cả cửa sổ. Chị Nguyễn Thị Chi (sinh năm 1990), mẹ của Hân cho biết, từ lúc xây đến giờ đã 10 năm, gia đình vẫn chưa có tiền gắn cửa.

Những khi trời mưa, nước mưa tạt vào ước hết cả phía trong nhà. Phần mái tole cũ kỹ cũng bị dột nhiều nơi. Dù sáng hay tối, ngôi nhà vẫn mở toang như vậy. Chị Chi ngậm ngùi chia sẻ: “Ai chẳng muốn có căn nhà lành lặn che nắng che mưa nhưng điều kiện gia đình quá khó khăn, tôi chỉ có thể lo được cái ăn cho cả nhà”.

Hiện tại, công việc may gia công của chị Chi là nguồn thu nhập chính của gia đình. Trung bình, mỗi tháng chị kiếm được khoảng 4,5 triệu đồng. Số tiền này chẳng là bao đối với gia đình 5 người vừa lớn vừa bé, nhất là các con đang tuổi ăn học.

Ba của Hân trước đây làm nghề đánh cá ở bờ hồ Dầu Tiếng. Từ năm 2018, ba em mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh thiếu máu não khiến sức khoẻ suy yếu, không thể làm được việc nặng. Hằng ngày, anh chỉ quanh quẩn ở nhà phụ vợ đưa con đi học hoặc chăm ít con gà, vịt trong nhà.

Chồng bệnh, con nhỏ, gánh nặng kinh tế đè lên vai chị Chi. Vài năm trước, chị làm công nhân cho một công ty may. Sau khi chồng bệnh, chị Chi đành thuê máy về may tại nhà để vừa có thể làm việc, vừa trông con. Phí thuê máy may mỗi tháng là 100 ngàn đồng. Mỗi ngày, sau khi chuẩn bị cơm nước xong là chị bắt đầu may, có khi phải may đến tận khuya cho kịp giao hàng.

Thương mẹ vất vả, Hân học may để phụ mẹ. Nhờ thông minh, lanh lợi, Hân học rất nhanh và đã may phụ mẹ được một thời gian. Ngoài ra, Hân còn rất thạo việc nhà. Từ nấu cơm đến giặt đồ, Hân đều làm được. Ngoài giờ học, Hân còn trông các em cho mẹ yên tâm làm việc.

Chị Chi cho biết, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vợ chồng chị chưa bao giờ nghĩ sẽ cho các con nghỉ học sớm. Dù luôn tất bật với công việc nhưng chị Chi luôn động viên các con cố gắng học tập, chị hy vọng con cái học hành tốt, tương lai sẽ đỡ vất vả hơn ba mẹ.

Là chị cả nên hầu như việc gì Hân cũng phụ giúp mẹ. So với bạn bè cùng trang lứa, Hân có cuộc sống khó khăn nhưng em luôn lạc quan và tin tưởng vào tương lai. Hân muốn học thật tốt để sau này trở thành chỗ dựa cho ba mẹ ở tuổi về già. Hân rất vui khi biết mình được nhận học bổng Tiếp sức đến trường. Em hy vọng số tiền này sẽ giúp ba mẹ trang trải chi phí học tập cho ba chị em trong năm học mới.

Lê Thuỳ

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục