Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Hiện còn 7 xã ở các huyện Tân Biên, Tân Châu và Dương Minh Châu chưa có Trung tâm VHTT-HTCĐ.

![]() |
Các đại biểu tham dự hội nghị |
(BTNO) – Sáng 22.4, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo tổ chức Hội nghi sơ kết 2 năm thực hiện Đề án sáp nhập Trung tâm học tập cộng đồng với Trung tâm Văn hoá – Thể thao xã, phường, thị trấn.
Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Mạnh Tiến.
Sau hai năm thực hiện Đề án, đến nay toàn tỉnh có 88 Trung tâm Văn hoá – Thể thao – Học tập cộng đồng (VHTT-HTCĐ), hiện còn 7 xã ở các huyện Tân Biên, Tân Châu và Dương Minh Châu chưa có Trung tâm VHTT-HTCĐ.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động, một số Trung tâm được xây dựng cách xa trung tâm xã (phường, thị trấn), không thuận tiện cho việc sinh hoạt cộng đồng như Thạnh Tây (Tân Biên), Lộc Hưng (Trảng Bàng), Thanh Phước và Phước Thạnh (Gò Dầu), Trường Hoà và Long Thành Trung (Hoà Thành). Quỹ đất xây dựng không đảm bảo đạt tối thiểu 2.500m2 theo quy định của Bộ VH-TT&DL, một số trung tâm xuống cấp, không hoạt động; trang thiếu bị còn thiếu, hoặc có nhưng không sử dụng do thiếu cán bộ chuyên môn.
Kinh phí hoạt động hạn hẹp, chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí của địa phương, bình quân từ 10-15 triệu/ năm. Một số huyện, thị như Gò Dầu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Châu Thành, Thị xã đã thực hiện việc cấp kinh phí trang bị ban đầu 30 triệu đồng theo quy định tại Thông tư 96/2008/TT-BTC và phụ cấp cho giám đốc, phó giám đốc và kế toán Trung tâm, các huyện còn lại chưa giải ngân được.
Sau một thời gian lúng túng khi sáp nhập, hiện nay các Trung tâm VHTT-HTCĐ bước đầu đã có đổi mới về phương thức tổ chức và hoạt động văn hoá, thể thao, duy trì các loại hình câu lạc bộ. Tuy nhiên, chỉ có một số Trung tâm tổ chức được các lớp năng khiếu, học tập cộng đồng…
HY UYÊN