Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Côn trùng cắn người gây mẩn ngứa ở Tân Biên là bọ chét
Thứ sáu: 15:14 ngày 29/03/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Liên quan đến thông tin khu vực tổ 12, ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên xuất hiện nhiều loài côn trùng cắn người gây mẩn ngứa, viêm loét da, cơ quan chức năng đã xác định, định danh loài côn trùng này và kiến nghị biện pháp xử lý.

 

Trẻ em bị bọ chét cắn gây mẩn ngứa, viêm loét da tại khu vực tổ 12, ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên

Theo thông báo kết quả định danh côn trùng của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi nhận văn bản hỗ trợ định loại côn trùng tại xã Thạnh Tây, huyện Tân Biên và mẫu 32 cá thể côn trùng (không bảo quản trong hoá chất) từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tây Ninh, Viện đã định danh 2 loài bọ chét, gồm: loài Ctenocephalides felis orientis (30 cá thể) và Ctenocephalides felis (2 cá thể).

Đây là loài bọ chét phân bố rộng trên toàn quốc, sống ký sinh chủ yếu trên nhóm động vật chủ là chó, mèo, truyền bệnh giun, sán ở chó, mèo tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, loài bọ chét này khi cắn người gây mẩn ngứa, viêm loét da.

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh khuyến nghị khi dùng hoá chất phòng, chống bọ chét, người dân phải sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; không nên tuỳ ý tăng nồng độ hoá chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống trong khu vực xử lý hoá chất.

Viện Sốt rét - Kí sinh trùng - Côn trùng TP Hồ Chí Minh định danh loài bọ chét Ctenocephalides felis orientis và Ctenocephalides felis phân bố rộng trên toàn quốc, sống ký sinh chủ yếu trên nhóm động vật chủ là loài chó, mèo, khi cắn người gây mẩn ngứa, viêm loét da

Trước đó, ngày 21 - 22.3, CDC Tây Ninh đã thành lập đoàn giám sát côn trùng, phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm Y tế huyện Tân Biên và Trạm Y tế xã Thạnh Tây tiến hành khoanh vùng ổ côn trùng, thực địa điều tra, lấy mẫu côn trùng gửi về Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.Hồ Chí Minh để định danh chính xác loài côn trùng.

Theo CDC Tây Ninh, ghi nhận tại khu vực khoanh vùng có nhiều côn trùng vỏ cứng màu nâu, thân dẹt theo chiều dọc, kích thước khoảng 2mm, không có cánh, di chuyển bằng cách nhả, xuất hiện nhiều ở sân vườn, một số ít phát hiện trong nhà, phòng ngủ. Tiếp đó là loài côn trùng nhỏ màu vàng cam, nhỏ như hạt cát, bò di chuyển nhanh, không rõ loại. Sau 2 đợt phun tồn lưu hoá chất ViAPER 56 EC, mật độ côn trùng tại khu vực này đã giảm nhiều so với ban đầu.

CDC Tây Ninh khuyến cáo người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống như: Sử dụng chất xua bôi da và quần áo; vệ sinh nhà cửa để hạn chế trứng, ấn trùng và kén, bọ chét trưởng thành; sử dụng hoá chất diệt côn trùng; kết hợp diệt chuột và diệt bọ chét...

Tâm Giang

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục