Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Công chứng viên không đưa vào lời chứng nội dung gì?
Chủ nhật: 09:28 ngày 28/02/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Công chứng viên phải soạn thảo lời chứng phù hợp nhưng không được đưa vào những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình...

Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 01/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26-3-2021.

Ảnh minh họa

Nhiều nội dung quan trọng đã được Thông tư hướng dẫn chi tiết.

Điều 3 Thông tư quy định chi tiết các giấy tờ chứng minh người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng là một trong các giấy tờ sau:

a) Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 5 năm trở lên;

b) Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật, Bằng tiến sĩ luật; trường hợp bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;

d) Chứng chỉ hành nghề luật sư và Thẻ luật sư kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian hành nghề luật sư từ 5 năm trở lên;

đ) Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chửng theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ này là bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.

Cạnh đó, Điều 3 cũng hướng dẫn chi tiết các giấy tờ chứng minh có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật (một trong các tiêu chuẩn để được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên theo khoản 2 Điều 8 của Luật Công chứng) là một hoặc một số giấy tờ sau:

- Giấy tờ quy định tại điểm a , b và c nêu trên;

- Quyết định tuyển dụng, quyết định luân chuyển, điều động, hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với vị trí công tác pháp luật được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng;

- Chứng chỉ hành nghề luật sư, Thẻ luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Chứng chỉ hành nghề quản tài viên, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại kèm theo giấy tờ chứng minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với các chức này;

- Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh thời gian công tác pháp luật.

Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên chịu trách nhiệm về tính chính xác, xác thực, hợp pháp của các giấy tờ và thông tin đã khai trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp tiến hành xác minh tính chính xác, xác thực, hợp pháp của giấy tờ và thông tin trong hồ sơ.

Theo Thông tư, lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng. Ban hành kèm thông tư có các mẫu lời chứng của công chứng viên trong từng trường hợp. Cụ thể, lời chứng áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch), lời chửng đối với di chúc, lời chứng đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản, lời chứng đối với bản dịch...

Không được đưa nội dung nhằm trốn tránh trách nhiệm

Điều 24 Thông tư trên quy định căn cứ vào các quy định của Luật Công chứng và các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng ban hành kèm theo Thông tư, công chứng viên phải soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.

Đặc biệt, công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội. 

Nguồn PLO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục