Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Công nghệ hiện đại có giúp con người trẻ mãi không già?
Thứ hai: 07:56 ngày 03/04/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Khoảng 150 năm trước, trước khi y học hiện đại ra đời, tuổi thọ trung bình của con người là khoảng 40 năm. Trong hơn một thế kỷ, y học hiện đại đã tăng gấp đôi tuổi thọ trung bình của con người. Với trí tuệ nhân tạo, robot và các đột phá khoa học, liệu chúng ta có thể trẻ mãi không già?

cong nghe hien dai co giup con nguoi tre mai khong gia

Khoảng 150 năm trước, trước khi y học hiện đại ra đời, tuổi thọ trung bình của con người là khoảng 40 năm. Mọi người thường chết vì tai nạn, bệnh tật và các vấn đề y tế ngày này được cho là dễ điều trị.

Trong hơn một thế kỷ, y học hiện đại đã tăng gấp đôi tuổi thọ trung bình của con người.

Và trong tương lai, con cái chúng ta cũng sẽ được kéo dài tuổi thọ hơn chúng ta ngày nay.

Đó là bởi, giống như cách thuốc kháng sinh, khử trùng, vắc-xin đã mở ra một kỷ nguyên mới về sức khoẻ và tuổi thọ, các công nghệ mới hiện nay bao gồm robot, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu sẽ tiếp tục kéo dài tuổi thọ của con cái chúng ta.

Theo báo cáo năm 2012 của Liên Hợp Quốc, trên thế giới có khoảng 316.600 người trên 100 tuổi. Đến năm 2050, ước tính công nghệ y học mới sẽ nâng con số này lên tới hơn ba triệu. Và các dự báo chính thức cho thấy trẻ em được sinh ra ngày nay ở các nước tiên tiến có thể sống hơn 100 năm.

Trong khi các nhà khoa học tin rằng có một giới hạn về thời gian cơ thể có thể hoạt động, tuy nhiên những cải thiện trước đây về tuổi thọ đều mang tính khoa học và xã hội học chứ không phải mang tính tiến hóa, vì vậy rất có thể nếu khoa học tiếp tục cải thiện thì con người sẽ tăng thêm tuổi thọ, đến một mức độ nào đó.

Và một số công ty công nghệ lớn nhất đang tích cực đầu tư cho lĩnh vực này. Larry Ellison, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập của Oracle, đã rót khoảng 45 triệu USD trong hơn một thập niên cho các nghiên cứu về chống lão hóa. Đồng sáng lập của Paypal, Peter Thiel, thì hiến tặng 6 triệu USD cho Quỹ Sens Foundation để nghiên cứu sự lão hóa và tuổi thọ.

Đồng sáng lập Google, Sergey Brin, đã đích thân tặng 50 triệu USD để nghiên cứu các bệnh về tuổi già, bao gồm cả bệnh Parkinson, sau khi biết ông có nguy cơ bị mắc.

Với tư cách một công ty, Alphabet (công ty mẹ của Google) đã đầu tư hơn 730 triệu USD vào một công ty có tên Calico, với mục tiêu duy nhất là kéo dài tuổi thọ của con người.

Công ty này vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và đây là một số những thành tựu mới nhất:

- Các liệu pháp gen đã làm tăng gấp đôi tuổi thọ của chuột bằng cách loại trừ hai gen được cho là có liên quan đến lão hóa.

- Các nhà khoa học khác đang theo đuổi "công nghệ trẻ hoá", cho phép mọi người kéo dài khả năng hoạt động và cảm giác trẻ trung hơn; Một số đang nghiên cứu loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể mà các nhà khoa học tin rằng chúng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề lão hóa.

- Các nhà khoa học cũng đang học cách chế tạo các bộ phận thay thế khi cơ thể chúng ta bị mòn. Cánh tay robot đã được đưa vào sử dụng, các cơ quan và mô in 3D đang được phát triển, hay các cơ quan tự động hóa, chẳng hạn như tuyến tụy nhân tạo tự động quản lý thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường.

- Những cải tiến trong chẩn đoán và điều trị có thể làm tăng tuổi thọ cá nhân, chẳn hạn như các cảm biến nhỏ bé có thể phát hiện ra các cơn đau tim trước khi xảy ra, các kế hoạch chẩn đoán và điều trị có sự hỗ trợ của trí thông minh nhân tạo, các loại thuốc đặc trị và các liệu pháp điều trị các bệnh phức tạp như ung thư.

- Sản phẩm và chương trình cải thiện sức và chăm sóc khỏe, như thăm khám hoặc đào tạo qua webcam có thể giúp chúng ta khỏe mạnh hơn.

cong nghe hien dai co giup con nguoi tre mai khong gia

Tất nhiên, việc tăng tuổi thọ trung bình có những hệ lụy khác. Những người sống đến 100, thậm chí 200 mà nghỉ hưu ở độ tuổi 60 hoặc 70 thì có vẻ vô lý. Nếu tuổi thọ của chúng ta tăng lên, nhưng chất lượng sống của những năm tuổi già không theo kịp, thì thế giới sẽ cần nguồn lực để chăm sóc cho người già nhiều hơn và lâu hơn.

Nếu cuộc sống của chúng ta được kéo dài và chất lượng cuộc sống của chúng ta được cải thiện tương đương, vẫn sẽ có những hậu quả xã hội. Mọi người có thể sẽ có nhiều nghề nghiệp chính trong suốt quãng đời của họ.

Các thành viên trong gia đình có thể nhóm lại và thay phiên làm việc để cùng được nghỉ ngơi. Chính phủ có thể cần thực hiện các chính sách kiểm soát dân số (như Trung Quốc đã làm) để đảm bảo đủ nguồn lực cho dân số ngày càng tăng. Bảo hiểm, chăm sóc y tế, chăm sóc dài hạn và các mối tương quan quyền lực trong gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, mặc dù không chắc đến bao giờ sẽ có một "viên thuốc ma thuật" có thể đảo ngược quá trình lão hóa hoặc khiến chúng ta sống mãi mãi, nhưng các công nghệ tiên tiến ngày nay đang trên đường giúp chúng ta sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn và có cuộc sống hiệu quả hơn.

Nguồn ICTNews

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục