Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng có chiều sâu, thực chất
Thứ năm: 13:04 ngày 08/08/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 7.8, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Tây Ninh tổ chức hội nghị sơ kết công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật 6 tháng đầu năm 2024 và sơ kết, tổng kết các văn bản, đề án về PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật.

Ông Nguyễn Hồng Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Ông Nguyễn Hồng Thanh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh; ông Phạm Văn Đặng- Giám đốc Sở Tư pháp và ông Hồ Đức Hải- Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp, ngành tiếp tục triển khai có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới, đa dạng hoá mô hình, hình thức PBGDPL, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Các hình thức chủ yếu được địa phương áp dụng gồm tuyên truyền pháp luật miệng, thi tìm hiểu pháp luật, băng-rôn, biểu ngữ, áp-phích, xe loa cổ động, trang mạng xã hội (zZalo, Facebook, fanpage…), phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, hệ thống thông tin cơ sở); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL…

Qua đó, các cấp, ngành phối hợp tổ chức được 2.084 cuộc tuyên truyền pháp luật miệng cho hơn 79.000 lượt cán bộ, công chức, chiến sĩ, giáo viên, học sinh, người lao động trong doanh nghiệp và Nhân dân tham dự; biên soạn, in ấn và phát hành 21.958 tài liệu tuyên truyền pháp luật; viết, cập nhật, đăng tải 5.222 văn bản, bài viết, thông tin tuyên tuyền pháp luật, phòng chống tội phạm, tin hoạt động PBGDPL…

Địa phương thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ hoà giải và hoà giải viên bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Hiện trên địa bàn tỉnh 3.652 hoà giải viên và 540 tổ hoà giải ở cơ sở. Trong 6 tháng đầu, các tổ hoà giải ở cơ sở thụ lý 215 vụ tranh chấp, đã đưa ra hòa giải xong 211 vụ, trong đó hòa giải thành 190 vụ (chiếm tỷ lệ 90,05%); hoà giải không thành hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết 21 vụ (chiếm tỷ lệ 9,95%); đang tiến hành hoà giải 4 vụ.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Năm 2023, toàn tỉnh có 92/94 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm tỷ lệ 97,9%); nguyên nhân dẫn đến 2 xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là do người đứng đầu xã bị kỷ luật.

Qua 5 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13.3.2019 của Thủ tướng Chính phủ, các tủ sách pháp luật được khai thác, sử dụng có hiệu quả, trở thành công cụ, phương tiện giúp cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Các tủ sách pháp luật đều có xây dựng nội quy hoạt động và niêm yết tại địa điểm đặt tủ sách. Trong 5 năm qua, có hơn 59.800 lượt người nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật thông qua khai thác tủ sách pháp luật.

Sau 2 năm thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30.3.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ, đúng trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm yêu cầu, tiến độ, nhiệm vụ đề ra.

Ông Phạm Văn Đặng - Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại hội nghị.

Các cơ quan chủ trì soạn thảo chủ động trong tổ chức các hoạt động truyền thông dự thảo chính sách; tiếp nhận thông tin góp ý, phản biện xã hội về dự thảo chính sách, pháp luật do các cơ quan thông tin, báo chí phản án và góp ý của cá nhân, doanh nghiệp.

Hoạt động truyền thông được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, nhất là phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong công tác truyền thông và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác truyền thông chính sách (Báo Tây Ninh đăng tải 85 tin, bài, media, clip liên quan đến truyền thông chính sách trên báo in và báo điện tử; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Truyền thông chính sách” được 64 số phát sóng trên sóng truyền hình và phát thanh).

Kết luận hội nghị, ông Nguyễn Hồng Thanh- Phó Chủ tịch  UBND tỉnh đề nghị Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp và các thành viên của Hội đồng cần chủ động trong việc tham mưu UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp triển khai có hiệu quả công tác PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương.

Tuyên truyền pháp luật cho người dân.

Các cấp, ngành cần tổ chức hiệu quả Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024 - 2030”; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền PBGDPL.

Phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho người dân.

Tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, tập trung vào những vấn đề mà người dân quan tâm; xây dựng, nhân rộng các mô hình “Cấp xã điển hình về hoà giải ở cơ sở”; khen thưởng, biểu dương cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác hoà giải ở cơ sở; kịp thời phát hiện, giải quyết các xung đột xã hội, hoà giải mâu thuẫn trong Nhân dân, không để phát sinh vụ việc phức tạp, hình thành điểm nóng.

Các địa phương cần tập trung xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 để đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh…

Thiên Di

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục