Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Công tác xã hội - nghề của lòng nhân ái
Thứ sáu: 18:29 ngày 19/08/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Công tác xã hội (CTXH) là hoạt động chuyên nghiệp để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. CTXH là một ngành nghề dựa trên thực hành và một lĩnh vực nhằm thúc đẩy thay đổi và phát triển xã hội, gắn kết xã hội, trao quyền và giải phóng mọi người. Các nguyên tắc trọng tâm của nghề công tác xã hội là công bằng xã hội, quyền con người, trách nhiệm tập thể và tôn trọng sự đa dạng.

Dựa trên các cơ sở là lý thuyết về công tác xã hội, khoa học xã hội, nhân văn học và tri thức bản địa, nghề công tác xã hội khuyến khích sự tham gia của người dân và các cơ quan tổ chức nhằm giải quyết những khó khăn trong đời sống và nâng cao phúc lợi của mọi người.

Xuất phát từ nhu cầu của xã hội và mục đích hoạt động của ngành CTXH, dựa trên đặc thù nghề nghiệp là hoạt động trợ giúp các đối tượng yếu thế, thiệt thòi, giải quyết các vấn đề xã hội, nhân viên CTXH có khả năng tác nghiệp khác nhau liên quan đến các vấn đề của đối tượng như kinh tế, pháp luật, tâm lý, tình cảm, sức khoẻ, văn hoá, giáo dục, mối quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.

Vì vậy, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, vị trí nhiệm vụ được phân công, nhân viên CTXH có thể đóng những vai trò khác nhau. Những vai trò đó được phân chia thành hai loại chính là vai trò trực tiếp và vai trò gián tiếp. Vai trò trực tiếp gồm: người thu thập thông tin; người lập (hỗ trợ) lập kết hoạch; người thực hiện kế hoạch; người giám sát; người lượng giá. Vai trò gián tiếp gồm: người trung gian; người hoà giải, thương lượng; người tư vấn, tham vấn; người hoạch định chính sách; người quản lý, điều phối các hoạt động; người nghiên cứu....

Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 25.3 hằng năm là Ngày Công tác xã hội Việt Nam như một hình thức vinh danh những người tham gia một công việc thầm lặng nhưng vô cùng cần thiết trong xã hội: nghề Công tác xã hội.

Tại Quyết định số 712/QÐ-UBND ngày UBND tỉnh Tây Ninh đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, đạt 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma tuý, trại giam, cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó, có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên CTXH với mức phụ cấp hằng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.

 Ít nhất có 30% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại giam, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và tổ chức chính trị - xã hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội; đạt cơ cấu tối thiểu 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; thực hiện tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội đối với người có hoàn cảnh khó khăn khi có nhu cầu.

Số người có nhu cầu trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh hiện nay khá lớn, trong đó có: 8.372 người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; 35.365 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng, 3.319 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 4.520 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, 98.875 người cao tuổi, 426 đối tượng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội, 181 học viên đang quản lý tại Cơ sở cai nghiện ma tuý và hàng ngàn người có nhu cu tr giúp các dch v xã hi cơ bn như tư vn, tham vn, h tr kiến thc pháp lut

Về phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội, đến nay, toàn tỉnh có 9 cơ sở trợ giúp xã hội (2 cơ sở công lập và 9 cơ sở ngoài công lập); đội ngũ viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội, người làm việc tại các hội, đoàn thể các cấp; cộng tác viên công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn… tạo thành một mạng lưới cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trợ giúp các đối tượng yếu thế ở các cơ sở và cộng đồng, góp phần trợ giúp cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.

Trong những năm tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở trợ giúp xã hội... Thời gian tới, nghề CTXH tiếp tục phát triển, đóng góp quan trọng cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Bảo Ngọc

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục