Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Công ty Nhật Bản khốn khổ vì bị Apple 'bỏ rơi'
Thứ bảy: 08:14 ngày 23/03/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Japan Display xây thêm nhà máy theo gợi ý của Apple nhưng thiệt hại hàng tỷ USD sau khi bị chính công ty này quay lưng.

Trong ba iPhone mới ra mắt năm 2018, chỉ còn iPhone XR dùng màn hình LCD. 

Khi Apple ra mắt iPhone 6 và iPhone 6 Plus năm 2014, nhu cầu tấm nền màn hình LCD cỡ lớn tăng mạnh khiến Japan Display - đối tác cung cấp linh kiện iPhone, được gợi ý xây dựng thêm một nhà máy mới. Theo Reuters, "Quả táo" thậm chí đã ứng trước 1,5 tỷ USD để Japan Display có tiền xây dựng sớm nhà máy sản xuất tấm nền màn hình mới. Số tiền này sẽ được trừ dần vào việc bán các lô hàng sau này cho chính Apple. 

Tuy nhiên, kể từ khi xây dựng, sản lượng thực tế của nhà máy chưa bao giờ vượt quá 50% công suất thiết kế. Thậm chí, sau năm 2018, sản lượng của hãng cung cấp tấm nền màn hình đến từ Nhật Bản sẽ chỉ còn đi xuống. 

Trong bộ ba smartphone mới ra mắt năm ngoái, chỉ iPhone XR là còn sử dụng màn hình LCD. Hai model còn lại đã chuyển lên tấm nền OLED. Nhưng ngay cả sản phẩm được kỳ vọng rất lớn này cũng không đem lại tín hiệu khởi sắc nào cho Japan Display. Doanh số iPhone XR được nhiều nguồn tin báo cáo không cao như kỳ vọng của Apple. Hãng thậm chí đã giảm đơn đặt hàng lắp ráp cũng như mua các linh kiện từ đối tác, trong đó có Japan Display. 

Một số tin đồn cũng khẳng định Apple nhiều khả năng sẽ khai tử nốt model cuối cùng dùng màn hình LCD là iPhone XR trong năm 2019. 

Quá phụ thuộc vào Apple khiến Japan Display rơi vào hoàn cảnh khó khăn. 

"Tương lai của Japan Display đang ảm đạm hơn bao giờ hết", trang Phonearena nhận định. Công ty vẫn còn nguyên số nợ 1,5 tỷ USD mà Apple ứng trước để xây nhà máy năm 2015. "Không hẳn là một quyết định sai lầm nhưng xây dựng nhà máy mới là không cần thiết ở thời điểm đó", một người trong ban lãnh đạo của công ty nói với Reuters. 

Năm 2015, thời điểm Japan Display muốn xây nhà máy mới, công ty đang cung cấp 33% lượng tấm nền LCD cho Huawei. Con số này bây giờ chỉ là 4% sau khi đối tác Trung Quốc chuyển qua sử dụng của các công ty đồng hương như BOE Technology và Tianma Microelectronics.

Để có tài chính để tiếp tục duy trì hoạt động, Japan Display đang hy vọng vào một khoản hỗ trợ tiền mặt từ một công ty đầu tư của Trung Quốc. Silkwood có thể đầu tư vào Japan Display khoản tiền từ 500 đến 700 triệu USD để đổi lấy cổ phần của công ty. Tập đoàn này sau đó sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất tấm nền OLED ở Trung Quốc sử dụng công nghệ của Japan Display. 

Nguồn VNE

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục