Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Miền Nam: Khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm
Thứ tư: 16:13 ngày 24/04/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Năm nay, nắng nóng, hạn hán kéo dài, nhiều người quan tâm đến lượng nước hồ Dầu Tiếng đang tích trữ, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Trong đó, vấn đề người dân quan tâm là hồ có cung cấp đủ nước sinh hoạt cho các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa khô hay không.

Tính đến 7 giờ ngày 22.4, mực nước hồ Dầu Tiếng nằm ở cao trình 20,22 m, (ứng dung tích 828,80 triệu m3)

Theo Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Miền Nam, mực nước hồ Dầu Tiếng lúc 7 giờ ngày 22.4 ở cao trình 20,22 m, (ứng dung tích 828,80 triệu m3), cao hơn mực nước trung bình nhiều năm (TBNN) là 0,18 m, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 là 0,93 m.

Theo kế hoạch vận hành hồ Dầu Tiếng, dự kiến mực nước hồ đến hết mùa cạn năm 2024 (30.6.2024) sẽ còn ở cao trình 18,15 m (ứng với dung tích hồ 583,80 triệu m3), cao hơn mực nước chết là 1,15 m, thấp hơn mực nước TBNN là 0,57 m, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 là 1,16 m.

Để quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng nguồn nước hồ Dầu Tiếng, Công ty  lấy mẫu phân tích chất lượng nước định kỳ hằng tháng, hằng quý tại các nhánh suối chảy về hồ, trên các hệ thống kênh, tại các điểm giao nhận nước, trong hồ và tại các điểm xả thải. Ngoài ra, Công ty triển khai thực hiện nhiệm vụ “Kiểm soát chất lượng nước hồ Dầu Tiếng phục vụ khai thác đa mục tiêu và ứng dụng công nghệ WebGIS quản lý cơ sở dữ liệu về nguồn nước lưu vực Dầu Tiếng”. 

Theo kết quả phân tích chất lượng nước 3 tháng đầu năm 2024, chỉ số chất lượng nước (WQI) trong hồ Dầu Tiếng và trên hệ thống kênh đều đáp ứng yêu cầu chất lượng nước phục vụ cho công nghiệp, sinh hoạt và các nhu cầu dùng nước khác trên hệ thống.

3 tháng đầu năm 2024, chất lượng nước hồ Dầu Tiếng đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp.

Để ứng phó với tình hình hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn và bảo đảm nguồn nước cấp cho các đối tượng sử dụng nước trên hệ thống, Công ty chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn trong Công ty xây dựng kế hoạch vận hành tích, cấp và điều phối nguồn nước.

Công ty thường xuyên phối hợp với các đơn vị sử dụng nước trên hệ thống tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng, thời gian lấy nước hợp lý; có biện pháp tuyên truyền, thông báo, cảnh báo tình hình hạn hán và nguồn nước hồ; triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; nạo vét, khơi thông dòng chảy tại các cửa cống lấy nước; đắp bờ bao tích trữ nước để giảm thiểu thất thoát, lãng phí nguồn nước.

Công ty duy trì xả thường xuyên dòng chảy sau đập theo quy trình từ (30-36) m3/s và theo dõi diễn biến thủy triều, xâm nhập mặn để xả nước tắng cường trong các đợt triều cường với lưu lượng từ 100 đến 120 m3/s, đảm bảo nguồn nước cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp trên sông Sài Gòn.

Bên cạnh đó, Công ty chủ động phối hợp với các hồ chứa thượng nguồn sông Bé trong vận hành điều tiết, tăng cường chuyển nước từ hồ Phước Hoà về hồ Dầu Tiếng thường xuyên với lưu lượng từ 40-50 m3/s, tổng lượng nước chuyển về hồ Dầu Tiếng đến thời điểm này khoảng 500 triệu m3 và từ nay đến hết mùa cạn (30.6) khoảng 250 triệu m3.

Ngoài ra, để bảo đảm chất lượng nước trên sông Sài Gòn trong mùa cạn, Công ty duy trì xả thường xuyên dòng chảy sau đập theo quy trình từ 30-36 m3/s; theo dõi diễn biến thuỷ triều, xâm nhập mặn để xả nước tăng cường trong các đợt triều cường với lưu lượng từ 100 đến 120 m3/s, bảo đảm nguồn nước cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp trên sông Sài Gòn. Tính từ đầu mùa cạn tới nay, tổng lượng nước xả duy trì dòng chảy sau đập khoảng 300 triệu m3 và tổng lượng nước xả tăng cường để pha loãng mặn khoảng 55 triệu m3.

Thế Nhân

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục