Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Cử tri Thái Lan bắt đầu cuộc bầu cử đầu tiên sau 5 năm đảo chính
Chủ nhật: 17:28 ngày 24/03/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hôm nay (24.3), khoảng 50 triệu cử tri Thái Lan đi bỏ phiếu để bầu ra một chính quyền dân sự trong cuộc bầu cử đầu tiên sau 5 năm kể từ khi Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha lên điều hành chính quyền quân sự.


Khoảng 50 triệu cử tri Thái Lan đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 24.3. Ảnh: AFP

Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Kết quả sơ bộ không chính thức được công bố sau đó vài giờ, nhưng dự kiến kết quả chính thức sẽ mất thời gian lâu hơn bởi các đảng có thể phải đàm phán thoả thuận và liên minh.

Trong ngày 24.3, cử tri Thái Lan bỏ phiếu để bầu tổng cộng 500 ghế nghị sĩ Hạ viện, trong đó gồm 350 nghị sĩ ứng cử theo danh sách cá nhân và 150 nghị sĩ theo danh sách đảng; cùng 250 nghị sĩ Thượng viện hoàn toàn do Uỷ ban Quốc gia về Hoà bình và Trật tự chỉ định, trong đó bao gồm 244 người của quân đội và 6 người của cảnh sát. Các thành viên Hạ viện sẽ có nhiệm kỳ 4 năm trong khi Thượng viện là 5 năm.

Theo điều khoản của Hiến pháp 2017, thủ tướng tiếp theo sẽ được lựa chọn bởi lá phiếu của 750 nghị sĩ lưỡng viện nói trên và cần ít nhất 376 phiếu để đắc cử. Bất kỳ chính đảng nào chiếm được hơn 5% số phiếu phổ thông sẽ được quyền đề cử ứng viên Thủ tướng.

Tổng cộng có 68 ứng cử viên đã được kiểm tra tư cách để ứng cử vào chức Thủ tướng. Trong các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, đương kim Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, người được đảng Palang Pracharath đề cử dẫn đầu với 26% số người được hỏi ủng hộ. Người đứng thứ hai là bà Sudarat Keyuraphan của đảng Pheu Thai với tổng số 24%. Cựu thủ tướng Abihit Vejjajiva, lãnh đạo Đảng Dân chủ, chỉ giành được hơn 11%.

Về tỷ lệ ủng hộ đảng, đảng Pheu Thai (Phe Áo đỏ) đứng đầu với hơn 36%, tiếp đó là Palang Pracharath với 22% và thứ 3 là đảng Dân chủ với 15%.

Có 2 yếu tố nhân khẩu học quan trọng ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, đó là các vùng và cử tri trẻ. Đảng Pheu Thai đối lập là “hậu duệ” trực tiếp của đảng Thai Rak Thai của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và dự kiến được ủng hộ mạnh ở vùng phía bắc, đặc biệt là đông bắc Thái Lan.

Đảng Dân chủ - lâu đời nhất Thái Lan - vẫn giành được sự ủng hộ ở phía nam và một số người trung thành với tầng lớp tinh hoa ở Bangkok.

Có khoảng 50 triệu cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này, trong đó 7 triệu cử tri trẻ lần đầu tiên đi bỏ phiếu. Các nhà phân tích Thái Lan khẳng định rằng giới trẻ Thái Lan ngày nay đang tham gia chính trị nhiều hơn bất cứ thế hệ nào từ giữa những năm 1970. Họ là những người đã tự tìm hiểu về tình hình chính trị, cũng như những chính sách mà các đảng tranh cử đã hứa hẹn.

Các kịch bản thành lập chính phủ

Hiện có 3 đảng lớn chi phối cuộc bầu cử là đảng Palang Pracharat, đảng Dân chủ và đảng Pheu Thai. Theo giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Australia, không đảng nào trong số 3 đảng này có thể giành 251 ghế hoặc đa số trong hạ viện. Do đó một liên minh đa đảng là kết quả có nhiều khả năng.

Kịch bản 1 là đảng Pheu Thai sẽ thành lập liên minh với các đảng nhỏ nhưng không đủ phiếu để bầu ứng viên làm thủ tướng. Người ta chờ đợi rằng các nghị sĩ Thượng viện do giới chức quân sự chỉ định sẽ bỏ phiếu như một khối.

Kịch bản thứ 2 là đảng Pheu Thai sẽ thành lập chính phủ liên minh với một vài đảng nhỏ và có đủ số phiếu để bầu ứng viên của mình làm thủ tướng. Nhưng điều này sẽ dẫn đến đối đầu với Thượng viện. 

Kịch bản thứ 3 là đương kim Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha đắc cử nhờ số phiếu của 250 nghị sĩ thượng viện cộng với 126 lá phiếu của đảng Palang Pracharat liên minh với đảng Dân chủ. Kết quả này có thể dẫn đến đối đầu giữa các đảng đối lập và Thủ tướng.

Nguồn LĐO

Tin cùng chuyên mục