Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Đặc sản mãng cầu Tây Ninh: Phát triển chưa xứng với tiềm năng
Thứ sáu: 05:45 ngày 05/02/2016

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - (BTNO)- Theo Sở Khoa học và Công nghệ, đến nay, Tây Ninh mới chỉ có một đơn vị và một hộ trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP được gắn thương hiệu chỉ dẫn địa lý “Bà Đen”. Đó là hộ ông Huỳnh Biển Chiêu (Tân Hưng, Tân Châu) và Công ty TNHH Nam Trạng, kinh doanh sản phẩm trái mãng cầu không bị ruồi đục gây giòi.

Thời gian qua, Sở Công thương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tây Ninh đã tích cực hỗ trợ quảng bá sản phẩm trái mãng cầu Tây Ninh ra các địa phương ngoài tỉnh lẫn quốc tế tại các hội chợ triển lãm, các chương trình xúc tiến thương mại. Sở Khoa học và Công nghệ cũng xin chủ trương của tỉnh để in tài liệu, tờ rơi về trái mãng cầu Tây Ninh bằng tiếng Anh cung cấp cho các sở, ngành sử dụng quảng bá loại trái cây này khi tham gia các hội nghị, hội chợ, hội thảo trong nước và quốc tế.

Vườn mãng cầu ở khu vực chân núi Bà Đen.

Mới đây, tại hai hội chợ được tổ chức ở Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm trái mãng cầu của ông Chiêu và Công ty Nam Trạng được người tiêu dùng ưa chọn mạnh mẽ. Dù giá bán trái loại một đến 60.000 – 70.000 đồng nhưng cung không đủ cầu.

Trong khi đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã triển khai dự án trồng mãng cầu theo hướng VietGAP ở vùng chuyên canh 15 ha trên địa bàn Thành phố, huyện Tân Châu và huyện Dương Minh Châu với kinh phí gần 96,5 triệu đồng.

Sở cũng đang xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sản xuất mãng cầu theo hướng VietGAP gắn với chỉ dẫn địa lý – hay còn gọi là thương hiệu “Bà Đen”.

Dự kiến trong giai đoạn 2016 – 2018, dự án này cần hơn 1,6 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này được sử dụng để xây dựng trình diễn 30 ha mãng cầu VietGAP thương hiệu Bà Đen, trình diễn phòng trừ ruồi vàng đục trái gây giòi và chi phí cho tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền…

Thời gian qua, UBND huyện Dương Minh Châu cũng chỉ đạo các xã trên địa bàn huyện tổ chức đăng ký chỉ dẫn địa lý Bà Đen cho trái mãng cầu; tổ chức thành lập HTX để quản lý quy trình sản xuất, đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý Bà Đen, tem nhãn, logo…

Thu hoạch mãng cầu ở vườn của ông Huỳnh Biển Chiêu.

Tuy nhiên, người dân trồng mãng cầu thuộc 3 xã trong vùng chỉ dẫn địa lý Bà Đen chỉ sản xuất nhỏ lẻ. Họ chủ yếu bán cả vườn mãng cầu từ khi còn đang ra hoa hoặc trái còn non cho thương lái. Do đó, các hộ trồng mãng cầu thờ ơ với việc tham gia tổ hợp tác, HTX; không tích cực tham gia các hoạt động được nhà nước hỗ trợ nhằm xây dựng vùng chuyên canh cây mãng cầu có sản lượng, chất lượng và độ an toàn cao đối với người dùng.

“Đây là thực trạng chung ở 8 xã trồng mãng cầu thuộc vùng chỉ dẫn địa lý Bà Đen hiện nay”, một cán bộ Sở Khoa học và công nghệ cho biết.

Đáng chú ý là, trong khi ông Huỳnh Biển Chiêu (xã Tân Hưng, huyện Tân Châu) - hộ nông dân trồng mãng cầu VietGAP duy nhất ở Tây Ninh sản xuất, kinh doanh ổn định thì có hai HTX mãng cầu lại xin giải thể, gồm HTX mãng cầu Thạnh Tân và HTX dịch vụ nông nghiệp Thuận Phong.

Theo thông tin từ Liên minh HTX Tây Ninh, thời gian qua, cả 2 HTX nói trên hoạt động không mấy hiệu quả.

Hoàng Thi

Từ khóa:
data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục