Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Từ Đại hội đến Đại hội
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ I, nhiệm kỳ 1976 - 1979: Xây dựng Tây Ninh thành một tỉnh nông - lâm nghiệp toàn diện
Thứ tư: 22:06 ngày 27/05/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã đưa ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo, tạo nên những bước tiến quan trọng, với các chủ trương, chính sách lớn được thể hiện một cách tập trung, chặt chẽ tại các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình)- Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh 1963-1967 và 1976-1983.

LTS: Từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân Tây Ninh vô cùng vẻ vang với nhiều chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xứng đáng với truyền thống “Trung dũng, kiên cường”, là “căn cứ địa cách mạng”. 

Trong thời kỳ cùng cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, nhân dân Tây Ninh đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, giành nhiều thành tích quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị. Lịch sử vẻ vang đó luôn là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần cổ vũ Đảng bộ và Nhân dân Tây Ninh không ngừng phấn đấu vươn lên.  

Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã đưa ra những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo, tạo nên những bước tiến quan trọng, với các chủ trương, chính sách lớn được thể hiện một cách tập trung, chặt chẽ tại các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh. Từ tháng 11.1976 đến nay, Đảng bộ tỉnh Tây Ninh đã trải qua 10 kỳ đại hội.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ I (vòng 1) diễn ra vào ngày 19.11.1976 với 384 đại biểu về dự. Đại hội bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng gồm 10 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết. Sau Đại hội IV của Đảng, Tây Ninh tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ I (vòng 2), từ ngày 19 đến ngày 29.4.1977 với 363 đại biểu về dự.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 39 đồng chí, trong đó 35 uỷ viên chính thức, 4 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Nguyễn Văn Tốt (Hai Bình) được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ, các đồng chí Ngô Văn Lực (Bảy Hải), Trịnh Đình Sang (Ba Cát), Đặng Văn Thượng được bầu làm Phó Bí thư. 

Với tinh thần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ  IV của Đảng, căn cứ đặc điểm tình hình địa phương, Đại hội lần thứ I Đảng bộ tỉnh Tây Ninh (vòng 2) đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng bốn năm 1977-1980 và hai năm 1977-1978.

Nhiệm vụ chung từ năm 1977 đến năm 1980 là: “Thực hiện triệt để đồng thời 3 cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của chính quyền chuyên chính vô sản. Trên cơ sở khối liên minh công nông làm nền tảng vững chắc của chuyên chính vô sản, đấu tranh cải tạo XHCN và xây dựng CNXH trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá và quốc phòng, tạo một bước chuyển biến rõ rệt nhằm có tích luỹ và từng bước cải thiện đời sống vật chất bước đầu của CNXH trong tỉnh làm cơ sở phát triển cho các kế hoạch tiếp theo, xây dựng Tây Ninh thành một tỉnh nông - lâm nghiệp toàn diện, có công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương kết hợp chặt, thống nhất và vững vàng, có nền kinh tế kết hợp với quốc phòng vững mạnh, thực sự xứng đáng là tỉnh căn cứ địa đầu phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh giáp với Campuchia”.

Trên cơ sở nhiệm vụ chung, Đại hội đề ra nhiệm vụ cụ thể trên từng lĩnh vực:

- Phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội, từng bước xây dựng nền văn hoá mới, con người mới, giáo dục tư tưởng XHCN.

- Cải tiến khâu lưu thông phân phối phục vụ thiết thực cho sản xuất, đời sống kinh tế và văn hoá của nhân dân.

- Phấn đấu hoàn thành cơ bản nhiệm vụ cải tạo công thương nghiệp.

- Luôn luôn đề cao cảnh giác cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội ở nội địa và biên giới, không ngừng củng cố xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh- nhất là Đảng bộ cơ sở.

- Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

- Phát huy đúng mức vai trò của chính quyền trong quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, đời sống nhân dân, đặc biệt là quản lý kinh tế.

Đ.H.T

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh