Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
CÔNG TRÌNH KÊNH TIÊU HỘI THANH VÀ HỘI THÀNH:
Đánh thức tiềm năng phát triển nông nghiệp cho vùng biên giới Tân Châu
Thứ hai: 16:18 ngày 15/07/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Do địa hình thấp, hằng năm, cứ mùa mưa đến, hai ấp Hội Thành và Hội Thanh, xã Tân Hội, huyện Tân Châu thường xuyên bị ngập nước. Tình trạng này kéo dài trong khoảng 3 tháng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Vì thế, người dân nơi đây luôn mong muốn có một hệ thống kênh tiêu thoát nước, để an tâm sản xuất, chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế.

Cống qua đường của dự án kênh được thi công kiên cố, bảo đảm việc tiêu thoát nước.

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GẶP KHÓ KHĂN DO NƯỚC NGẬP

Theo chính quyền xã Tân Hội, mùa mưa đến, hơn 1.000 ha đất bị ngập, ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây trồng của người dân. Trước đây, người dân chủ yếu trồng lúa nước nhưng cũng phải dựa vào thời tiết. Mưa lớn vài cây coi như mất trắng.

Khoảng sau thập niên 1990, trên địa bàn bắt đầu xây dựng một số nhà máy chế biến cao su, mía, khoai mì, vùng đất này có những bước chuyển mình đáng kể, người dân chuyển đổi từ trồng lúa nước sang trồng các loại cây có thế mạnh, đặc biệt là cây mía. Tuy nhiên, cũng vì đất thấp lại bị ngập nên năng suất mía ở đây không cao bằng những nơi khác, chỉ đạt trung bình khoảng 40 tấn/ha. Đến khi giá trị cây mía xuống thấp, tuỳ theo địa thế từng thửa đất, người dân tự cải tạo móc mương thoát nước, lên liếp chuyển sang trồng cao su hoặc trồng mì. 

Đối với cây mì, người dân trồng trong thời gian khoảng 4-7 tháng là phải thu hoạch khi mùa mưa đến sớm, mì chưa đủ chữ nên giá bán cũng không cao. Có trường hợp không kịp thu hoạch đành để mì thối tại ruộng. Đối với cây cao su đang cho thu hoạch, bị ngập nước không thể lấy mủ được.

Theo chính quyền xã, để khắc phục những yếu tố bất lợi của vùng đất trũng thấp, người dân đã áp dụng nhiều giải pháp như cải tạo đất, chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên. Tuy đời sống cải thiện ít nhiều, nhưng vẫn có những trường hợp phải bán mảnh đất mình gắn bó bao năm vì mưa nhiều gây ngập úng. 

Chính quyền xã từng kiến nghị xây dựng tuyến kênh chống ngập úng trên địa bàn xã. Trước đây, cũng đã được huyện, tỉnh quan tâm ghi vốn nhưng nguồn vốn có hạn, không đủ để thực hiện dự án.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành nông nghiệp tỉnh, tuyến kênh tiêu Hội Thành: tuyến kênh chính TH-1 dài 4.265m và tuyến nhánh TH-1-1 dài 540m. Lưu vực tiêu 2.516 ha và tiêu ngập úng thường xuyên 450 ha. Lưu lượng thiết kế Q=12,58m3/s. Theo dự kiến, tuyến kênh này hoàn thành vào cuối tháng 12.2019.

Đối với dự án kênh tiêu Hội Thanh có tuyến kênh chính TH-2 dài 10.750m và tuyến nhánh TH-2-1 dài 1.366m và tuyến nhánh TH-2-2 dài 4.002m. Lưu vực tiêu 3.733 ha và tiêu ngập thường xuyên 950 ha. Lưu lượng thiết kế Q=14,1m3/s và theo dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4.2020.

NIỀM HY VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN TỪ DỰ ÁN KÊNH TIÊU

Để đánh thức tiềm năng nông nghiệp, xử lý tình trạng ngập vào mùa mưa, năm 2018, tỉnh đã đầu tư dự án kênh tiêu Hội Thành và Hội Thanh. Người dân khu vực này rất vui mừng và hy vọng khi dự án hoàn thành, tình trạng ngập vào mùa mưa sẽ chỉ còn là chuyện của quá khứ.

Ông Lê Văn Tốt- Trưởng ấp Hội Thanh cho biết, ông lên đây lập nghiệp từ năm 2000. Thời điểm đó, tình trạng ngập rất nặng, đặc biệt là khu vực dân cư gần đường 793. Sau này, tình hình có cải thiện, nhưng vẫn ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất nông nghiệp, người dân chỉ trồng cao su, mì, chưa mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây khác như bưởi, cam…

Dự án kênh tiêu Hội Thanh và kênh tiêu Hội Thành đã được triển khai xây dựng. Khi dự án được khởi công, người dân địa phương rất phấn khởi, đồng tình ủng hộ, bởi họ nhận thức được 2 tuyến kênh này sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân trong thời gian tới, đồng thời từng bước hoàn thiện chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Hiện chính quyền xã và người dân rất cần có sự chuyển giao, ứng dụng các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế, năng suất cao, ổn định, xây dựng được vùng sản xuất theo chuỗi giá trị.

HƯỚNG TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

Theo UBND huyện Tân Châu, trên cơ sở hiện trạng, tiềm năng phát triển và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện, Tân Hội là một trong 3 xã được quy hoạch khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Tân Hội là xã có địa hình dốc từ hướng Bắc xuống hướng Nam, vùng đất thấp không bằng phẳng. Do sông suối ít nên dễ bị ngập úng khi mưa lớn kéo dài, có thời gian ngập trên diện rộng, chiều sâu ngập từ 0,5m đến 1m, thời gian ngập kéo dài từ 1 đến 1,5 tháng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, giao thông đi lại khó khăn, chi phí sản xuất cao, nên người nông dân không có lãi.

Nắm bắt được khó khăn của người nông dân nói chung cũng như để đánh thức tiềm năng phát triển của vùng đất này, UBND huyện Tân Châu đã đề xuất UBND tỉnh đầu tư làm mới hệ thống kênh tiêu Hội Thành, Hội Thanh nhằm tiêu úng cho diện tích sản xuất nông nghiệp diện tích 1.250 ha. Ngoài việc tiêu nước chống ngập úng hiệu quả, tăng năng suất cây trồng, còn chủ động thời gian thu hoạch nông sản cho nhà nông, nhất là đối với cây mì.

Sau khi hai kênh tiêu này hoàn thành, trên cơ sở định hướng phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh, UBND huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo nông dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế hơn như chuối, mít, bơ, bưởi da xanh… Đồng thời sẽ đ?nh h??ng v?ng ??t th?nh khu s?n xu?t n?ng nghi?p ?ng d?ng c?ng ngh? cao.

ịnh hướng vùng đất thành khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tân Châu có 11 xã, thị trấn với diện tích tự nhiên 110.319,85 ha; dân số 128.214 người với 15 dân tộc sinh sống. Về nông nghiệp, diện tích cây trồng trên địa bàn huyện không ngừng tăng nhanh. Lợi thế về đất đai được phát huy kết hợp với việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y… đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng hàng hoá. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng nhanh các loại cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở huyện. 

H.Y

THIÊN TÂM

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh