Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Dấu hiệu của bệnh lý tâm thần phân liệt
Thứ hai: 05:44 ngày 08/01/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Hỏi: Nam, 28 tuổi, khoảng 2 năm nay rất sợ hãi khi phải giao tiếp với mọi người. Có lúc không giữ được bình tĩnh, hay nói ngớ ngẩn và có những hành động kỳ quặc. Tôi thường mệt mỏi, đầu óc lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng. Mong bác sĩ tư vấn, giúp tôi thoát khỏi tình trạng này.

Một độc giả (phường 3, TP. Tây Ninh)

Ðáp: Qua những triệu chứng bạn miêu tả trong thư, tôi nghĩ đó chính là dấu hiệu của bệnh lý tâm thần thường gọi chung là tâm thần phân liệt.

Theo các nhà khoa học, bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ khoảng 0,3 - 1% dân số ở các quốc gia và thường xảy ra ở những người trẻ từ 18 - 40 tuổi. Biểu hiện của bệnh có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu, ám ảnh, sợ, trầm cảm... chứ không phải như nhiều người nghĩ tâm thần là “khùng”, “điên”, “bị nhập”.

Ðây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân khi chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay, dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh. Từ đó, người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Ðể chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm thần hay không, loại bệnh nào, mức độ ra sao thì bác sĩ chuyên khoa Tâm thần cần phải khám trực tiếp, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác và tầm soát các bệnh lý tổn thương thực thể (như bệnh về nội tiết, thần kinh…) mới định bệnh được và có hướng điều trị thích hợp.

Vì thế, tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hoặc khoa Tâm thần - Bệnh viện Ða khoa tỉnh để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu).

                                          BS LÊ TRUNG NGÂN

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục