Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Thường xuyên không nghe rõ, nói lớn khi giao tiếp, hiểu sai nội dung cuộc nói chuyện… cho thấy thính giác bạn đang gặp vấn đề.
Theo giáo sư, bác sĩ M.P Manoj, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Mesiarc Ent (Ấn Độ), nghe kém (khiếm thính) gây cản trở giao tiếp đối với người trưởng thành, ảnh hưởng khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ em. Tình trạng này có thể do bẩm sinh, tuổi tác, tiếng ồn hoặc bị chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày...
Giáo sư M.P Manoj cho biết thêm, khi gặp vấn đề nghe kém, người bệnh có các dấu hiệu như thường không nghe rõ phải hỏi đi hỏi lại; hiểu sai ý của người nói; nói lớn khi giao tiếp; luôn mở âm lượng nhạc, tivi lớn; khó khăn khi nghe điện thoại hoặc không nghe tiếng chuông… Khi có các dấu hiệu này, người bệnh nên đi kiểm tra thính lực để tránh bệnh tiến triển thêm.
Phát hiện sớm và được điều trị phù hợp góp phần giảm hậu quả, giúp bệnh nhân sớm tái kết nối với gia đình, xã hội. Nếu không thể hòa nhập với môi trường xung quanh trong thời gian dài, người khiếm thính dễ cảm thấy bị cô lập, mất tự tin, nóng nảy, phát sinh suy nghĩ tiêu cực, dẫn tới cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm bị giới hạn.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến tháng 3/2018, trên thế giới có khoảng 466 triệu người khiếm thính, trong đó có 34 triệu trẻ em. Con số này vẫn tiếp tục tăng mỗi năm. Giáo sư M.P Manoj đánh giá, phần lớn người Việt Nam quan tâm đến sức khỏe của các cơ quan như mắt, mũi, miệng nhưng thường bỏ qua các bệnh về tai. Khi tình trạng khiếm thính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhân bắt đầu tìm hiểu có thể đã muộn.
Phát hiện sớm và điều trị chứng nghe kém giúp mọi người sớm tái kết nối với gia đình, xã hội.
Với mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về khiếm thính, nhãn hàng Phonak và Advanced Bionics Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM tổ chức buổi trò chuyện chuyên đề “Nhận biết bệnh nghe kém và các giải pháp thời hiện đại”.
Trong chương trình, Giáo sư, bác sĩ M.P Manoj sẽ tư vấn cách nhận biết, phòng ngừa bệnh nghe kém, các giải pháp trợ thính cho người lớn, trẻ em. Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và thực hiện thành công hơn 1.200 ca cấy ốc tai điện tử, ông sẽ chia sẻ cụ thể phương pháp và quá trình thực hiện phẫu thuật này. Từ đó, người tham dự có thể nhận biết dấu hiệu bệnh dễ dàng hơn, sớm tìm được giải pháp điều trị phù hợp.
Chương trình diễn ra tại Hội trường lầu 5 Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ lúc 14h ngày 19/6 và Hội trường B, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương lúc 8h ngày 20/6. Liên hệ đăng ký: 094 6388 482 - 0292 373 3368 (Cần Thơ), 028 3834 7878 (TP HCM). Xem thêm thông tin tại đây.
Nguồn VNExpress