Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Thường khát nước, đi tiểu nhiều; mệt mỏi; hay đói, ăn nhiều; giảm cân không rõ nguyên nhân; vết thương lâu lành; mờ mắt... có thể là dấu hiệu bệnh.
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính xảy ra khi: tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh không đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể; tế bào mất khả năng sử dụng insulin có sẵn trong cơ thể. Trong cả 2 trường hợp, lượng glucose không được hấp thụ sẽ dần tích tụ trong máu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tế bào thần kinh và hệ động mạch là hai bộ phận bị tổn thương nhiều nhất do tiểu đường.
Bộ Y tế ước tính khoảng 3,5 triệu người Việt mắc tiểu đường hiện nay. Mỗi năm số bệnh nhân tăng trung bình 5,5%. Dự báo đến năm 2040 Việt Nam có đến 6,1 triệu người bị tiểu đường. Hiện có đến gần 70% không biết mình bị bệnh. 85% bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân...
Việc theo dõi tình trạng sức khỏe sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện ra các nguy cơ và có phương pháp xử trí kịp thời. Với nhiều năm tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà khuyến cáo mỗi người cần lưu ý đến từng thay đổi nhỏ trong sinh hoạt, sức khỏe. Dưới đây là những dấu hiệu được Thạc sĩ Hồng Hà tư vấn, giúp phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà.
Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục
Khi đường huyết tăng cao, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng đường dư thừa, đảm bảo thành phần máu cân bằng. Nước được huy động nhiều hơn để tham gia quá trình này, khiến cảm giác khát nước xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, cơ thể lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu, từ đó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn trong khi các tế bào, các mô trong cơ thể dần bị mất nước.
Mệt mỏi
Tế bào không có đủ đường glucose để tạo thành năng lượng, cộng thêm việc mất nước do đi tiểu thường xuyên gây nên tình trạng kiệt sức. Ngoài ra, mệt mỏi có thể là một triệu chứng của các bệnh lý khác. Tuy nhiên nếu kết hợp với các triệu chứng khác trong danh sách này, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Mệt mỏi kết hợp cùng khát nước, đi tiểu liên tục, hay đói, ăn nhiều, giảm cân không rõ nguyên nhân, vết thương lâu lành... có thể là dấu hiệu bệnh đái tháo đường. Ảnh: Medium.
Hay đói và ăn nhiều
Do cơ thể không có đủ insulin hoặc lượng insulin phân bổ trong cơ thể không thích hợp nên việc chuyển đường vào các tế bào bị giảm thiểu, khiến tế bào không đủ năng lượng. Lúc này người bệnh sẽ thường xuyên thấy đói, thèm ăn và muốn ăn nhiều để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, điều đó lại tạo ra nghịch lý vì ăn quá nhiều sẽ làm dư chất đường bột, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Đây là nguyên nhân gây ra cảm giác đói dù đã ăn uống đầy đủ.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Nếu không thực hiện bất kỳ chế độ ăn kiêng hay tập thể dục nào nhưng cân nặng vẫn sụt giảm không kiểm soát, hãy cẩn trọng vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sử dụng đường glucose như một nguồn năng lượng nên bắt đầu đốt chất béo của cơ thể, làm cân nặng giảm đi nhanh chóng.
Mất nước cũng khiến giảm cân đột ngột vì cơ thể đã sử dụng tất cả các chất lỏng có sẵn để sản xuất nước. Lúc này làn da cũng sẽ sạm và khô ráp hơn.
Vết thương lâu lành
Đường trong máu không những làm tăng chứng viêm toàn bộ cơ thể mà còn khiến hệ miễn dịch suy giảm, các mạch máu bị hư hại. Tại các vết thương và vết loét, tuần hoàn máu kém khiến những vùng da bị tổn thương, đặc biệt là những chỗ xa tim như bàn chân không được sữa chữa kịp thời.
Không hiếm trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Đó là lý do tại sao biến chứng lở loét bàn chân, nặng hơn là cắt chân rất phổ biến ở người tiểu đường.
Mờ mắt
Mạch máu đáy mắt rất nhỏ và rất dễ bị tổn thương khi đường trong máu cao. Nếu đường huyết không được kiểm soát, mắt sẽ mờ dần và dẫn đến chứng mù.
Khi có đồng thời những triệu chứng kể trên, cần đến cơ sở y tế thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh. Ngoài việc chú ý các dấu hiệu cơ thể, để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ cũng như biến chứng tiểu đường, Thạc sĩ Hồng Hà khuyến cáo mọi người nên xây dựng lối sống khỏe mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý với phương pháp thực dưỡng Bimemo.
Phương pháp này được Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury (Ấn Độ) xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, công trình đoạt giải Nobel về lối sống, dinh dưỡng và bệnh tật. Trong đó, các nguyên tắc chính là ưu tiên thực phẩm giàu tính kiềm, oxy tươi và enzyme hỗ trợ tiêu hóa, đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cho người tiểu đường mà không cần kiêng khem quá mức. Mục đích chính nhằm phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tối ưu hóa cơ chế tự chữa lành của cơ thể.
Tại Việt Nam, phương pháp này được Thạc sĩ Hồng Hà giảng dạy online qua kênh Ewiki https://ewiki.vnexpress.net/. Khóa học "Kiểm soát tiểu đường bằng phương pháp Bimemo" được phát triển dựa trên những thành công mà phương pháp khoa học Bimemo có được trong 5 năm ứng dụng thực tiễn. Sau khi tham gia, mỗi học viên sẽ có thêm nhiều thông tin về bệnh tiểu đường, nguyên nhân thật sự dẫn đến biến chứng, từ đó thoát khỏi lệ thuộc vào insulin và các thuốc điều trị khác.
Khóa học "Kiểm soát tiểu đường bằng phương pháp Bimemo" chú trọng hướng dẫn học viên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp luyện tập tinh thần và duy trì lối sống lành mạnh lâu dài. Để tham gia khóa học, truy cập tại đây. Khóa học gồm 16 bài giảng video và tài liệu tổng hợp, với kiến thức thể hiện chi tiết, giúp học viên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, những thói quen nên tránh, biện pháp về dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh nhờ yoga, thiền định, từ đó hỗ trợ kiểm soát và cải thiện tình trạng tiểu đường.
Khóa học hữu ích cho người bệnh tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, mỡ trong máu, cao huyết áp), người muốn tìm hiểu về phương pháp Bimemo hoặc những người đang tìm kiếm phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên.
Nguồn VNE