Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Khai giảng năm học 2023-2024:
Đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ học sinh, sinh viên
Thứ sáu: 15:12 ngày 01/09/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự kiến nhu cầu mua sắm, trang bị thiết bị dạy học theo Thông tư 37, 38, 39/2021/TT-BGDĐT, trong đó tiểu học 2.845 bộ, THCS 642 bộ, THPT 314 bộ…

Trường mầm non Thái Bình, huyện Châu Thành. Ảnh minh hoạ

Còn vài ngày nữa, học sinh, sinh viên trong cả nước bước vào năm học 2023-2024. Thực hiện Quyết định số 2171 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1647/QĐ-UBND ngày 10.8.2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên thuộc ngành Giáo dục Tây Ninh. Dưới đây là những thông tin mới nhất về mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên năm học 2023-2024.

Mạng lưới trường lớp

Toàn tỉnh có 134 trường mầm non, mẫu giáo (108 trường công lập, 26 trường tư thục), tăng 1 trường mầm non tư thục so với cùng kỳ, có 107 cơ sở giáo dục mầm non độc lập, tăng 7 cơ sở so với cùng kỳ. Tổng số trẻ mầm non đã đăng ký ra lớp (bao gồm công lập và tư thục) là 33.050 trẻ, trong đó có 2.248 trẻ nhà trẻ và 30.802 trẻ mẫu giáo.

Có 184 trường tiểu học, giảm 4 trường so với năm học 2023-2024 (Trảng Bàng giảm 3 trường, Gò Dầu giảm 1 trường). Năm học 2023-2024, toàn tỉnh có 96.346 học sinh tiểu học.

Cấp THCS có 71.190 học sinh theo học tại 104 trường, gồm 97 trường THCS, 1 trường THCS-THPT (Trường phổ thông Dân tộc nội trú), 4 trường TH - THCS (Long Phước, Bến Củi, xã Phan, Trưng Vương), 2 trường TH-THCS-THPT (IGC Tây Ninh, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cấp THPT có 28 trường, gồm 26 trường THPT, 2 trường TH-THCS-THPT (IGC Tây Ninh, Nguyễn Bỉnh Khiêm) tổng cộng 31.636 học sinh. Hệ GDTX có 9 trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, tổng cộng 4.100 học sinh.

Giáo dục trung học - chuyên nghiệp: Trường CĐSP Tây Ninh có 710 sinh viên, 23 lớp chính quy, liên kết đào tạo đại học 450 học viên, 13 lớp.

Đầu tư cơ sở vật chất

Tổng số phòng học đầu tư mới, bổ sung là 247 phòng, trong đó mầm non 39 phòng, tiểu học 134 phòng, THCS 74 phòng.

Tổng số phòng học được sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hoá là 314 phòng, trong đó mầm non 60 phòng, tiểu học 114 phòng, THCS 71 phòng, THPT 69 phòng.

Số phòng bộ môn, thư viện, nhà vệ sinh được đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo là 237, trong đó mầm non 34, tiểu học 127, THCS 52, THPT 24.

Tổng kinh phí đầu tư là 137.650,9 triệu đồng, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia 80.247,6 triệu đồng, ngân sách địa phương 57.403,3 triệu đồng.

Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự kiến nhu cầu mua sắm, trang bị thiết bị dạy học theo Thông tư 37, 38, 39/2021/TT-BGDĐT, trong đó tiểu học 2.845 bộ, THCS 642 bộ. THPT 314 bộ. Tổng kinh phí dự kiến mua sắm là 220.000 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh phục vụ chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Việc thực hiện mua sắm thiết bị dạy học ngoài danh mục tối thiểu theo Thông tư 37, 38, 39/2021/TT-BGDĐT: Dự kiến mua sắm thiết bị dạy học các cấp mầm non 2.428 thiết bị, tiểu học 2.687 thiết bị, THCS 2.377 thiết bị, THPT 1.267 thiết bị. Tổng kinh phí dự kiến là 35.607 triệu đồng, trong đó, ngân sách địa phương 27.430 triệu đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 4.151 triệu đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 4.026 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ học sinh năm học 2023-2024

Chính sách đối với giáo dục mầm non thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; Nghị định số 104/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; Nghị quyết số 10/2021/NỌ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; mức hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo cho học sinh phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (thực hiện theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn).

Chính sách hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người: Thực hiện theo quy đinh tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.

Chính sách đối với học sinh khuyết tật: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định chính sách giáo dục đối với người khuyết tật.

Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học: Thực hiện theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động dạy học

Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghiên cứu lựa chọn các hệ thống quản lý học tập trực tuyến, áp dụng các mô hình dạy học trực tuyến hiệu quả; tổ chức tập huấn phần mềm cho cán bộ quản lý, giáo viên về thực hiện một số phần mềm dạy học trực tuyến.

Các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh sử dụng hệ thống quản lý của VNPT, Viettel, OLM và phần mềm dạy trực tuyến Zoom, Microsoft teams, Google Meeting tổ chức dạy học theo thời khoá biểu như dạy học trực tiếp, có phần mềm kiểm diện, kiểm tra giáo viên dạy học theo thời gian thực và lưu trữ trên Google Drive. Tuy nhiên, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên chưa đồng đều, giáo viên lớn tuổi, giáo viên cấp tiểu học khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học vẫn còn hạn chế.

Sở đã triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số (có áp dụng lớp học thông minh, nhóm học tương tác, tự học với trợ lý ảo...) phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế của mỗi nhà trường.

Ngành Giáo dục triển khai nền tảng quản trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số đạt 100% cơ sở giáo dục có môi trường làm việc tương tác trực tuyến. Kết nối được phần mềm quản trị nhà trường đáp ứng quy định kỹ thuật về dữ liệu của Bộ GD&ĐT và kết nối trao đổi liên thông dữ liệu với cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục. 100% đơn vị sử dụng cơ sở dữ liệu, tích hợp các ứng dụng hồ sơ điện tử gồm: số điểm điện tử, học bạ điện tử, phiếu báo giảng, sổ điểm cá nhân giáo viên, thanh toán không dùng tiền mặt.

Sở GD&ĐT triển khai 100% ứng dụng kết nối, tương tác, trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường trên nền tảng số, áp dụng các giải pháp miền phí tin nhắn OTT, email, ứng dụng 100% trên thiết bị di động và website giáo dục. Triển khai cập nhật đầy đủ 100% các cơ sở giáo dục trên hệ thống cơ sở dữ liệu và triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành Giáo dục (tại địa chỉ csdl.moet.gov.vn) theo yêu cầu thống kê của Bộ GD&ĐT.

Việt Đông

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục