Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Dạy học trực tuyến: Học sinh quen dần nhưng còn nhiều khó khăn
Thứ ba: 23:50 ngày 02/11/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Sau gần nửa học kỳ tổ chức dạy và học trực tuyến, Sở GD&ĐT đã có đánh giá về hình thức dạy học này, đặc biệt về khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở từng cấp học. Tính đến giữa tháng 10, toàn tỉnh vẫn còn hơn mười ngàn học sinh chưa có điều kiện học trực tuyến.

Giờ học trực tuyến của một học sinh THPT. Ảnh: Hoà Khang

Học sinh hợp tác tốt với giáo viên

Ở cấp tiểu học, Sở GD&ĐT nhìn nhận, học sinh hiểu, tiếp thu tốt các kiến thức trọng tâm của bài học, môn học đã được giáo viên giảng dạy bằng hình thức trực tuyến. Học sinh biết tập trung lắng nghe, tương tác thành thạo trên thiết bị hỗ trợ học trực tuyến, bước đầu các em xây dựng được thói quen, nền nếp học trực tuyến.

Phụ huynh học sinh đồng thuận với việc học trực tuyến của học sinh trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; tích cực hỗ trợ các điều kiện học tập cho học sinh mình như máy tính, laptop, điện thoại thông minh… Học sinh lớp 1 đã quen dần với hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình. Phần đông các em hợp tác tốt với giáo viên và các bạn cùng lớp, tích cực phát biểu.

Cấp trung học sơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, Sở GD&ĐT nhận thấy học sinh tham gia học trực tuyến đạt hiệu quả khả quan; thích ứng nhanh, sử dụng tốt các thiết bị, chấp hành tốt các quy định của nhà trường khi tham gia học trực tuyến. Học sinh tiếp thu bài hiệu quả, hiểu bài, có tương tác tốt với giáo viên, hoàn thành nội dung bài học, bài tập, bài kiểm tra, nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.

Mặc dù lúc đầu khi mới triển khai học tập trực tuyến gặp nhiều khó khăn, nhưng đến nay, học sinh đã có ý thức học tập, khả năng tự học, tự nghiên cứu được nâng cao; chủ động tương tác với giáo viên trong giờ học.

Nhiều học sinh còn gặp khó khăn trong học tập do điều kiện học không tốt như thiết bị cũ, đường truyền không ổn định, môi đường học tập không đạt yêu cầu gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập và khả năng tiếp thu.

Đối vi các môn như Toán, Vt lý, Hoá học, Sinh học, Tiếng Anh, mức độ tiếp thu của học sinh thấp hơn các môn còn lại.

Theo báo cáo sơ bộ, kết quả đạt khả quan, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình, việc hình thành năng lực của học sinh còn hạn chế.

Quá trình tổ chức dạy học trực tuyến còn gặp khó khăn về kỹ thuật và hạ tầng công nghệ nên giáo viên vẫn chưa thể thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên hiệu quả.

Nhiều học sinh còn gặp khó khăn trong học tập do điều kiện học không tốt như thiết bị cũ, đường truyền không ổn định, môi trường hc tp không đạt yêu cu, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và khả năng tiếp thu.

Để bồi dưỡng cho giáo viên khi tổ chức dạy học trực tuyến, Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghiên cứu lựa chọn các hệ thống quản lý học tập trực tuyến, áp dụng các mô hình dạy học trực tuyến hiệu quả, tổ chức tập huấn phần mềm cho cán bộ quản lý, giáo viên trên toàn tỉnh về thực hiện một số phần mềm dạy học trực tuyến, tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn thiết kế kế hoạch bài dạy (giáo án) ứng phó với dịch Covid-19 do Bộ GD&ĐT tổ chức qua mạng.

Các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh sử dụng các hệ thống quản lý của VNPT, Viettel, OLM và các phần mềm dạy trực tuyến Zoom, Microsoft teams và Google Meeting tổ chức dạy học theo thời khoá biểu như dạy học trực tiếp, có phần mềm kiểm diện, kiểm tra giáo viên dạy học theo thời gian thực và lưu trữ trên Google Drive.

Giáo viên còn tham gia các nhóm trên Zalo, facebook, Youtube để sử dụng các phần mềm như Google Form, Azota, Quizzes, https://padlet.com, https://www.blooket.com/; https://www.liveworksheets.com; https://shub.edu.vn/… để kiểm tra, giao bài tập.

Tuy nhiên, Sở GD&ĐT cũng thừa nhận, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên vẫn chưa đồng đều, đặc biệt đối với giáo viên lớn tuổi, giáo viên cấp tiểu học khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học vẫn còn hạn chế.

“Ngành Giáo dục đã trin khai dy trc tuyến kp thi, có hiu qu, thích ứng nhanh với tình hình. Các đơn vị, trường học nhạy bén, sử dụng tốt các phần mềm quản lý dạy học trực tuyến: OLM.vn, Google Classroom, Azota.vn, LMS VNPT, LMS Viettel…

Nhà trường, cơ sở giáo dục đưa việc dạy trực tuyến vào nền nếp, dần đạt được hiệu quả như mong muốn, bảo đảm nền nếp học tập và các hoạt động chuyên môn của trường. Xây dựng được nền nếp học tập trực tuyến, học qua truyền hình đối với học sinh các cấp học phổ thông. Học sinh phát huy tốt khả năng tự học, tự nghiên cứu để thảo luận, trao đổi với giáo viên, bạn học qua các giờ học trực tuyến”- lãnh đạo Sở GD&ĐT nhận định.

Vẫn theo đánh giá của Sở, ngành đã làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, giúp nâng cao nhận thức của phụ huynh, sự hiểu biết, thông cảm, đồng thuận việc dạy và học trực tuyến.

Phụ huynh yên tâm cho con học trực tuyến tại nhà phòng tránh dịch bệnh, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở học sinh trong học tập và tương tác với giáo viên. Giáo viên đã dần thích ứng với việc dạy học trực tuyến, thường xuyên thay đổi nâng cao chất lượng bài dạy; sử dụng hiệu quả các phần mềm và thiết bị hỗ trợ; chịu khó tự học, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, có đầu tư, nghiên cứu nhiều hình thức truyền đạt giúp học sinh tiếp thu được bài học, truyền thụ tối đa nội dung bài học.

Học sinh THPT học trực tuyến tại nhà.

Thiết bị học không đồng đều

“Còn nhiều đơn vị, trường học chưa khai thác hết khả năng của các hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến. Đa số giáo viên dùng các phần mềm dạy học miễn phí, chỉ có các tính năng rất cơ bản, chất lượng không ổn định, hạn chế thời gian dạy và số lượng học sinh tham gia.

Chất lượng đường truyền một số nơi (đặc biệt vùng sâu, vùng xa) yếu, không ổn định, bị mất điện đã ảnh hưởng đến việc dạy và học trực tuyến. Chất lượng các thiết bị học của học sinh không đồng đều dẫn đến chất lượng truyền tải âm thanh, hình ảnh đôi khi bị ngắt quãng, mất kết nối.

Còn nhiều giáo viên sử dụng máy tính cũ, tốc độ xử lý chậm, các phần mềm miễn phí chỉ hỗ trợ những tính năng rất cơ bản, hạn chế thời gian, hạn chế người tham gia”- lãnh đạo Sở GD&ĐT nêu những tồn tại, hạn chế trong dạy học trực tuyến.

Vẫn theo nhìn nhận của cơ quan quản lý, một số giáo viên lớn tuổi, giáo viên cấp tiểu học, trung học cơ sở còn lúng túng khi dạy trực tuyến; kỹ năng trình bày trực tuyến qua phần mềm còn hạn chế.

Giáo viên và học sinh gặp khó khăn đối với những bài học phải có thí nghiệm (chuyển sang thí nghiệm ảo), khi vận dụng một số phương pháp dạy học. Nhiều học sinh lựa chọn vị trí học trực tuyến chưa hợp lý, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xung quanh như âm thanh, ánh sáng, người xung quanh; học qua điện thoại có màn hình nhỏ, hạn chế việc quan sát, tương tác với giáo viên.

Vẫn còn nhiều học sinh chưa có thiết bị học tập, tự học, tự nghiên cứu, học chung với học sinh khác hoặc nhờ thiết bị của người thân, không chủ động được việc học tập. Một số em còn thiếu ý thức học tập, thiếu sự phối hợp, quan tâm từ gia đình nên học trực tuyến chưa hiệu quả.

Giải pháp nào?

Để phát huy ưu thế ca công ngh, đồng thời khắc phục những hạn chế, nhược điểm của loại hình “dạy học từ xa” này, lãnh đạo Sở GD&ĐT cho biết, cơ quan này đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc hỗ trợ học sinh học tập. Vận động phụ huynh học sinh đầu tư về thiết bị và kết nối internet để học sinh tham gia học trực tuyến; bảo đảm không gian riêng, các yếu tố cần thiết đáp ứng việc học trực tuyến cho con em mình. Tăng cường sự phối hợp giữa phụ huynh học sinh và giáo viên trong việc hướng dẫn các em hoàn thành các ni dung tự họcnhà.

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, trường học tổ chức tập huấn, hỗ trợ về công nghệ thông tin, chuyên môn, kỹ năng an toàn khi tổ chức lớp học trực tuyến để nâng cao knăng dy hc trc tuyến cho giáo viên, xây dng bài dy phù hp.

Còn nhiều giáo viên sử dụng máy tính cũ, tốc độ xử lý chậm, các phần mềm miễn phí chỉ hỗ trợ những tính năng rất cơ bản, hạn chế thời gian, hạn chế người tham gia”.

Đồng thời, hướng dẫn, khuyến khích giáo viên khai thác nhiều phần mềm để bài giảng sinh động, thu hút học sinh hơn,  có giải pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá việc dạy học trực tuyến và việc tổ chức kiểm tra, đánh giá theo quy định; nâng cao kỹ năng học tập, tự nghiên cứu của học sinh thông qua việc lồng ghép giảng dạy kỹ năng học tập. Tiếp tục hỗ trợ, tập huấn cho giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến, việc sử dụng các công cụ dạy học và kỹ năng soạn kế hoạch dạy học trực tuyến.

Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường phổ thông điều chỉnh thời gian học trực tuyến phù hợp, ít hơn thời gian học trực tiếp và có thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học, đặc biệt đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ internet kịp thời sửa chữa, nâng cấp đường truyền bảo đảm băng thông mạnh, không để ảnh hưởng đến chất lượng kết nối trong quá trình dạy học trực tuyến.

“Chúng tôi chỉ đạo các trường vận động học sinh, cộng đồng chia sẻ “sóng wifi”, tạo điều kiện cho học sinh truy cập học trực tuyến; vận động tặng sách cũ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp tổ chức kênh tiếp nhận quyên góp máy tính đã qua sử dụng để hỗ trợ cho học sinh nghèo học tập, với chủ đề “Máy tính cũ - Công dân số mới”; phát động quyên góp, ủng hộ chương trình “Sóng và máy tính cho em”.

Tiếp tục vận động cộng đồng, xã hội tặng thiết bị hỗ trợ học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân tiếp tục hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh thông qua các chính sách, chương trình, tham mưu trang bị cho nhà trường, giáo viên phần mềm dạy học trực tuyến có trả phí để bảo đảm tính ổn định khi dạy trực tuyến và có nhiều công cụ hỗ trợ tốt trong tiết dạy trực tuyến của giáo viên.

Giáo viên phải thường xuyên cập nhật tình hình học tập của học sinh, có nhiều biện pháp, sáng kiến hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến, ưu tiên có giải pháp hỗ trợ riêng đối với nhóm học sinh có năng lực tự học còn yếu”- Sở GD&ĐT nêu giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng dạy học trực tuyến.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT kiến nghị tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ thiết bị cho các học sinh chưa có thiết bị tham gia học trực tuyến và “có các chính sách miễn, giảm giá học phí, cước internet để hỗ trợ cho việc dạy - học trực tuyến”.

Một lớp học trực tuyến.

Chờ ngày đến trường

Cách nay ít ngày, Ban Văn hoá - Xã hội của HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT về một số nội dung trọng tâm của ngành, trong đó có dạy học trực tuyến. Một số ý kiến đánh giá cao nỗ lực của ngành Giáo dục trong việc dạy học trực tuyến, dù còn nhiều khó khăn, hạn chế.

Như từng đề cập nhiều lần, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh, dạy học trực tuyến là một lựa chọn, dù bất đắc dĩ, song, không còn cách nào khác. Ở bậc học phổ thông, cấp THPT, học sinh tương đối lớn, thành thạo sử dụng công nghệ thông tin, điều kiện học cũng khá hơn.

Tuy nhiên, cũng ngay trong cấp học này, đáng lo nhất là học sinh lớp 12, vì các em chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp và tuyển sinh đại học. Dạy học trực tuyến, dù thầy trò có cố gắng hết sức cũng chỉ dừng lại ở mức cơ bản, khó nâng cao kiến thức để thi tốt nghiệp và đại học.

Dù năm học chỉ mới bắt đầu được hơn hai tháng, còn ít nhất khoảng 8 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học mới diễn ra, song, ngay từ bây giờ, chuyện học của khoảng một triệu học sinh lớp 12 trong cả nước đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của không chỉ riêng ngành Giáo dục.

Vì đánh giá khách quan, học trực tuyến, học sinh lớp 12 không đủ kiến thức để làm đề thi tuyển sinh đại học (phần nâng cao) trong đề thi chung của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngày 2.11, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, ĐBQH Quảng Bình- Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho biết, Uỷ ban đã có kiến nghị với Chính phủ, Bộ GD&ĐT và các địa phương ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 cho nhà giáo, cán bộ, viên chức, người lao động ngành Giáo dục, học sinh, sinh viên để cho các em học sinh học trực tiếp sớm nhất trong điều kiện có thể. Nơi nào đủ điều kiện, bảo đảm an toàn thì tổ chức học trực tiếp; nơi nào không đủ an toàn thì tổ chức học trực tuyến bằng hình thức phù hợp. Đồng thời, có kế hoạch bổ sung, củng cố kiến thức cho học sinh ngay khi kiểm soát được dịch bệnh, hướng tới chất lượng cuối cùng cao nhất. Uỷ ban cũng đã có kiến nghị Bộ GD&ĐT đánh giá thực trạng, khó khăn, bất cập trong triển khai dạy học trong bối cảnh dịch bệnh đối với từng cấp học, trình độ, địa bàn, loại hình cơ sở giáo dục; chủ động xây dựng phương án, kịch bản, giải pháp tổng thể về tổ chức dạy học, thi, đánh giá chất lượng giáo dục thích ứng với tình hình dịch bệnh tại các địa phương.

Mấy ngày gần đây, các cấp có thẩm quyền đang xem xét tiêm vaccine cho học sinh lớp 12 để các em sớm được tới trường học trực tiếp nhằm chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp, tuyển sinh năm 2022.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, để chuyển từ học trực tuyến sang trực tiếp là cả một vấn đề. Đối với học sinh trung học cơ sở và tiểu học, đáng lo nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 6.

Ngoài khó khăn chung do độ tuổi còn nhỏ, học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 6 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, trong khi thầy trò chưa từng gặp nhau, cũng chưa có buổi học trực tiếp nào để làm quen với chương trình và sách giáo khoa.

Đây là một thách thức không nhỏ, một yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy học cũng như hiệu quả của việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới.

Mong mỏi chung của xã hội, phụ huynh, giáo viên và học sinh là dịch bệnh lắng xuống để được đến trường học trực tiếp. Thế nhưng, diễn biến dịch bệnh những ngày gần đây cho thấy, việc trở lại trường học chưa thực hiện được.

Việt Đông

Một số thông tin, số liệu về dạy học trực tuyến ở Tây Ninh:

- Số học sinh tham gia học trực tuyến từ 13.9.2021 đến 12.10.2021:

+ Toàn ngành: 189.046/200.160, tỷ lệ 94,4%. Trong đó:

+ Cấp tiểu học: 93.037/101.568, tỷ lệ 91,6%.

+ Cấp THCS: 65.352/67.916, tỷ lệ: 96,22%.

+ Cấp THPT: 30.657/30.676, tỷ lệ: 99,94%.

- Số học sinh không có điều kiện tham gia học trực tuyến:

+ Toàn ngành: 11.114/200.160, tỷ lệ 5,6%. Trong đó:

+ Cấp tiểu học: 8.502/101.568, tỷ lệ 8,4%.

+ Cấp THCS: 2.564/67.916, tỷ lệ 3,78%

+ Cấp THPT, GDTX: 19/30.676, tỷ lệ 0,06%.

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh