Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đẩy mạnh phong trào “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới”
Chủ nhật: 15:11 ngày 09/04/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Nâng cao chỉ số cải cách hành chính, bảo đảm phục vụ hiệu quả cho công việc cũng như đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân.

Theo UBND tỉnh, thời gian qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” được triển khai, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, cụ thể. Công tác khen thưởng được thực hiện nền nếp, xây dựng các chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực.

Các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua được tuyên truyền, nhân rộng, biểu dương trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có tác động tích cực đến việc triển khai phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Nông dân thăm ruộng bắp giống ở xã Hưng Thuận (thị xã Trảng Bàng).

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Phong trào thi đua và kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới còn có sự chênh lệch, chưa đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh; Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, địa phương chưa tập trung, thiếu cụ thể.

Một số đơn vị ở cơ sở và cấp huyện chưa chú trọng khen thưởng đối với cá nhân điển hình tiên tiến có nhiều đóng góp và thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới như hiến đất, bảo đảm an ninh trật tự, mô hình phát triển kinh tế, thực hiện giảm nghèo… nên chưa tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua ở cơ sở.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” trong thời gian tới, UBND tỉnh đề nghị các khối thi đua, các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, trường học tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tiếp tục quán triệt sâu sắc Kết luận số 54-KL/TW ngày 7.8.2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 7.8.2019 của Bộ Chính trị.

Tập trung đẩy mạnh thực hiện các văn bản chỉ đạo, chủ trương của tỉnh về việc phát động phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 và các phong trào thi đua chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới; xác định xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Cơ giới hoá trong khâu chăm sóc mía ở một nông trường (ảnh minh hoạ)

Thực hiện nghiêm túc việc công nhận gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới” theo Hướng dẫn số 4796/HD-SNN ngày 13.12.2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bổ sung tiêu chí “được cấp có thẩm quyền công nhận là gương điển hình tiên tiến” khi bình xét, khen thưởng trong thực hiện phong trào thi đua.

Tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai phong trào thi đua phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Tập trung đổi mới tư duy, phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để tổ chức thực hiện bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tạo khí thế thi đua mạnh mẽ, sôi nổi và liên tục.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, xem đây là nhiệm vụ duy trì thường xuyên. Trong đó, chú trọng tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân các cơ chế chính sách đã được cấp có thẩm quyền ban hành, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất bảo đảm hiệu quả và bền vững.

Phong trào thi đua phải tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm, trọng điểm như: Phát triển sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể; đầu tư hạ tầng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, an sinh xã hội...

Tập trung cao cho việc triển khai kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các mô hình sản xuất hàng hoá có liên kết, tạo chuỗi trong sản xuất. Triển khai hiệu quả chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Cơ giới hoá trong khâu làm đất (ảnh minh hoạ)

Tập trung huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng, cụ thể hoá chính sách của cấp trên cùng với chính sách của địa phương để huy động sức dân thực hiện, gắn với việc giao quyền tự chủ cho nhân dân, khơi dậy tinh thần, khát vọng, công sức, vai trò chủ thể của nhân dân để thực hiện hiệu quả. Quan tâm đầu tư các hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh, đặc biệt đối với các hạ tầng quan trọng, chủ động tạo nguồn lực để thực hiện.

Quan tâm nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới. Có giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân, vận động tuyên truyền để tăng tỷ lệ bảo hiểm y tế. Nâng cao chỉ số cải cách hành chính, bảo đảm phục vụ hiệu quả cho công việc cũng như đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn ngay từ cơ sở.

Tập trung thực hiện tốt công tác khen thưởng; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, qua đó động viên, ghi nhận, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân làm tốt; chấn chỉnh, khắc phục những nội dung yếu kém.

Việc biểu dương, khen thưởng phải bảo đảm kịp thời, công khai, dân chủ, chú trọng những người làm trực tiếp, các mô hình điển hình về phát triển sản xuất, kinh doanh, gương “người tốt, việc tốt”, những cách làm hay, từ đó tạo sức lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư và toàn xã hội.

An Khang

Tin cùng chuyên mục