Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Dạy trẻ khuyết tật ở trường phổ thông: Không dễ
Thứ sáu: 05:38 ngày 21/09/2012

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Trường THCS Ngô Quyền (Hoà Thành) bắt đầu tiếp nhận học sinh khuyết tật- sau khi các em hoàn thành chương trình học ở Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật của tỉnh từ năm 2005. 

(BTN)- Trường THCS Ngô Quyền (Hoà Thành) bắt đầu tiếp nhận học sinh khuyết tật- sau khi các em hoàn thành chương trình học ở Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật của tỉnh từ năm 2005.

Năm học 2012-2013, toàn trường có 15 học sinh thuộc diện trên, trong đó phần lớn bị khiếm thị. Các em được xếp vào học chung với các em học sinh bình thường khác. Phải nói dạy các em học sinh khuyết tật ở bậc học phổ thông là cả một vấn đề. Điểm chung của các em là khả năng tiếp thu bài học còn rất hạn chế, giáo viên thường phải giảng bài thật chậm để các em có thể theo kịp các bạn cùng lớp. Và những em học sinh bình thường khác dù đã hiểu bài cũng buộc phải “chờ” các bạn khuyết tật.

Một học sinh khiếm thị đã 19 tuổi, nhưng chỉ mới học lớp 6.

Một cái khó nữa là hiện tại, mặc dù được giao tiếp nhận và dạy học sinh khuyết tật nhưng nhà trường lại chưa được cung cấp đầy đủ sách giáo khoa cho những học sinh đặc biệt này. Do bị khiếm thị, học sinh khuyết tật không thể đọc sách giáo khoa bình thường như các bạn bè cùng lớp. Các em học chương trình phổ thông bằng sách giáo khoa được thiết kế riêng, in bằng chữ nổi Braille. Số sách giáo khoa chữ nổi hiện có không đủ cho 15 em khuyết tật từ lớp 6 đến lớp 9, một phần trong đó phải mượn từ tỉnh Đồng Nai về. Học sinh khuyết tật không học được môn Mỹ thuật do các em không nhìn thấy gì. Thay vào đó, các em được thầy cô chuẩn bị vật liệu để tạo hình trong tiết học, các em có thể nặn đồ vật theo trí tưởng tượng của mình. Các em khuyết tật cũng không học được môn Thể dục.

Theo cô giáo Đinh Thị Thanh Xuân- một trong hai người của trường được cử đi tập huấn về phương pháp dạy học sinh khuyết tật trong trường phổ thông: Để dạy được các em học sinh thuộc đối tượng này, đòi hỏi giáo viên phải rất kiên trì. Không chỉ vậy, đồ dùng dạy học cần phải có đầy đủ thì mới đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Ví dụ: chương trình môn Ngữ văn lớp 6 có bài “Thầy bói xem voi”. Để các em khiếm thị hình dung ra được con voi, cô giáo cần có tượng con voi để các em sờ mó trực tiếp. Tuy nhiên, nhà trường lại không có đủ các thứ đồ dùng dạy học tương tự như vậy, nên lắm lúc đành phải để các em tự… nghĩ ra theo trí tưởng tượng của mình.

VIỆT ĐÔNG

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục