Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Để tiếng kêu cứu của nạn nhân vang xa
Chủ nhật: 11:02 ngày 02/07/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Phần lớn nạn nhân của bạo lực gia đình lựa chọn sự im lặng, chưa từng bao giờ nghĩ tới việc trình báo chính quyền để được giúp đỡ hoặc nói cho người khác biết về tình trạng bạo lực mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, im lặng không phải giải pháp mà cần thiết phải phá bỏ sự im lặng đó, để tiếng kêu cứu của các nạn nhân vang xa mới là giải pháp để góp phần chấm dứt bạo lực gia đình.

Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình. (Ảnh: Báo Chính phủ)

Cơ chế “phá bỏ” sự im lặng với bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định cụ thể về địa chỉ, quy trình và cơ quan chức năng tiếp nhận tin báo về bạo lực gia đình (BLGĐ), đồng thời khuyến khích người dân, cộng đồng và các bên liên quan thực hiện việc tố giác khi phát hiện hành vi BLGĐ.

Cụ thể, luật quy định việc báo tin, tố giác có thể được thực hiện theo các hình thức như gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư; và trực tiếp báo tin.

Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi BLGĐ bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi BLGĐ; Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi BLGĐ; Cơ sở giáo dục nơi người bị BLGĐ là người học; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi BLGĐ; Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi BLGĐ; và Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống BLGĐ.

Đáng chú ý là quy định Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống BLGĐ để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi BLGĐ. Theo đó, Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống BLGĐ tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ thông qua điện thoại. Nội dung trên được nêu tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống BLGĐ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo.

Bên cạnh đó, Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống BLGĐ còn thực hiện các nhiệm vụ khác như liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng để kiểm tra thông tin, tố cáo, tố giác ban đầu về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ; Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố cáo, tố giác hoặc giới thiệu người bị BLGĐ tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được bảo vệ, hỗ trợ. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ người bị BLGĐ để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về vi phạm pháp luật trong phòng, chống BLGĐ. Ngoài ra, Tổng đài cũng thực hiện tư vấn, hỗ trợ người làm công tác phòng, chống BLGĐ và tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho thành viên gia đình về phòng, chống BLGĐ.

Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống BLGĐ được sử dụng chung số điện thoại 111, hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, không thu phí viễn thông đối với người gọi đến, gọi đi và phí tư vấn. Đồng thời, Tổng đài 111 cũng bảo đảm các nguyên tắc bảo mật thông tin khi nhận tin báo, tố giác. Cụ thể, mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh chỉ được phép cung cấp cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, sự an toàn của người cung cấp thông tin và người bị BLGĐ.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Tổng đài 111 có trách nhiệm chuyển ngay thông tin đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại và nguy cơ tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc căn cứ tính chất vụ việc phân công người tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của người bị BLGĐ theo quy định pháp luật để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp. Trường hợp người bị BLGĐ được xác định có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong thời hạn luật định từ khi nhận thông tin, Chủ tịch UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cấm tiếp xúc.

Điều đáng chú ý là dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống BLGĐ cũng đề cập tới trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc báo tin, tố giác hành vi vi phạm. Cụ thể, các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi BLGĐ, hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống BLGĐ hoặc các địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi BLGĐ.

Đôi khi, “im lặng không phải là vàng”…

Cơ chế thông báo, tố giác góp phần ngăn chặn hành vi BLGĐ. (Ảnh: iStock Photo)

BLGĐ là vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội từ nhiều nay và có xu hướng trầm trọng hơn, phức tạp hơn. Kết quả điều tra quốc gia công bố năm 2021 cho thấy có tới 90,4% phụ nữ bị chồng bạo hành đã không tìm kiếm sự giúp đỡ của công an, tỉ lệ phụ nữ bị bạo hành tìm đến sự giúp đỡ chỉ là 4,8%; 1/3 số gia đình mỗi khi xảy ra vấn nạn BLGĐ thường không biết phải làm gì; khoảng 25% gia đình cho rằng, BLGĐ là việc riêng của hàng xóm, không nên can dự vào.

Tuy nhiên, sự im lặng không chấm dứt bạo lực mà chỉ giúp cho những hành vi này tiếp diễn ngày càng lâu dài và tồi tệ hơn, để lại những kết quả khôn lường, thậm chí tước đi tính mạng của chính các nạn nhân. Chưa kể, BLGĐ xảy ra với cả người lớn và trẻ em, ở cả phương diện tinh thần lẫn thể xác, với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Như vậy, trong những trường hợp này, im lặng không phải là giải pháp mà điều cần thiết là phải phá bỏ sự im lặng. Mỗi nạn nhân khi bị bạo hành, mỗi người dân khi chứng kiến hành vi bạo hành thì không nên im lặng, mà hãy lên tiếng, tìm đến pháp luật, tìm đến các cơ quan chức năng để được bảo vệ kịp thời.

Cùng với đó, cơ chế báo tin, xử lý tin báo, tố giác về hành vi BLGĐ được pháp luật quy định chặt chẽ về cả quy trình, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các bên liên quan, cho thấy mối quan tâm của các cấp chính quyền đối với việc ngăn chặn, phòng chống vấn nạn BLGĐ.

Đồng thời, công tác phòng, chống BLGĐ cũng cần tới sự tham gia, chung tay phối hợp của toàn xã hội. Theo Tài liệu tập huấn về Kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân BLGĐ dành cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu, UNDP và UNICEF tài trợ, phối hợp với Bộ Tư pháp Việt Nam thực hiện, hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân BLGĐ cần phải rất đa dạng. Bao gồm không chỉ các cơ quan bộ, ban, ngành các cấp từ Trung ương tới địa phương, các hội nhóm, đoàn thể, các cơ quan báo chí, truyền thông, mà còn cả mỗi cá nhân, gia đình, người đứng đầu các cộng đồng dân cư. Cụ thể, khi phát hiện BLGĐ, các cá nhân có thể thông báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc Tổng đài 111.

Các gia đình có hành vi BLGĐ diễn ra cũng không nên phớt lờ những tín hiệu mà nên kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực để nhận được sự giúp đỡ. Người đứng đầu cộng đồng dân cư như Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố cũng có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về BLGĐ khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về BLGĐ

Nguồn baophapluat

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục