Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Đề xuất một số biện pháp phát triển ngoại thương
Thứ năm: 08:35 ngày 29/03/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại, hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương gồm: Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam; hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá; đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định.

Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam được thực hiện qua việc tổ chức và tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm, giao dịch, sự kiện xúc tiến thương mại ở nước ngoài và tại Việt Nam phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tư vấn, hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối và khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu ở nước ngoài và tại Việt Nam.

Cùng với đó, tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài; tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tham gia các hội nghị, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam; tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, cổng thông tin điện tử, mạng internet, mạng viễn thông.

Hỗ trợ nghiên cứu, nâng cao chất lượng hàng hóa

Dự thảo nêu rõ, hỗ trợ nghiên cứu sản phẩm, ngành hàng, thị trường bằng cách tổ chức và tham gia các chương trình khảo sát, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường; tổ chức tuyên truyền quảng bá các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài.

Hỗ trợ, nâng cao năng lực thiết kế nhằm phát triển sản phẩm và thị trường cho doanh nghiệp thông qua đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp và các nhà thiết kế;  tổ chức hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm…

Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại

Dự thảo cũng đề xuất Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (Chương trình) bao gồm các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện theo các tiêu chí: Xúc tiến thương mại cho sản phẩm, ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của vùng kinh tế, của quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu; nâng cao hiệu quả nhập khẩu, phục vụ phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu; chương trình được Thủ tướng Chính phủ ban hành, có cơ chế phối hợp của Bộ, ngành; Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, đầu mối; xúc tiến thương mại xuất khẩu, nhập khẩu liên kết giữa các bộ, ngành; liên kết giữa các ngành hàng hoặc giữa các địa phương…

Mục tiêu của Chương trình là góp phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương; ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình. Mức hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện cho các nội dung cụ thể được hỗ trợ trong các hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảonày tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Nguồn chinhphu

Tin cùng chuyên mục