Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đèn LED ban ngày - xu hướng màu mè của tài xế Việt
Thứ sáu: 23:18 ngày 14/09/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chỉ cần một dải LED là đủ, nhưng tại sao xe về Việt Nam cứ được địa phương hóa thêm nhiều dải nữa.

Trước hết phải khẳng định ngay đèn LED chạy ban ngày (day-light) thực sự hữu ích, thậm chí còn là bắt buộc ở nhiều nước. Dải đèn này giúp các tài xế phát hiện xe nhanh hơn, giảm nguy cơ va chạm và cũng rất thẩm mỹ. Nhưng cái gì quá cũng không tốt. Việt Nam đang như vậy.

Chiếc Mazda CX-5 2018 nhiều người khen đẹp, ngoại thất bóng bẩy mềm mại, nội thất ra dáng cao cấp và gọn gàng vì lai lai mấy cái hay hay của xe Đức. Rõ ngon là thế nhưng về Việt Nam lại bị "sến hóa" bằng việc cho thêm dải đèn ban ngày (day-light) ở khu vực gầm.

CX-5 có tới hai dải LED.

So sánh với bản CX-5 tại Mỹ và các thị trường khác, day-light chỉ được tích hợp vào đèn pha chung. Về Việt Nam, xe có thêm hẳn hai dải đèn ban ngày vào. Vậy là người dùng CX-5 sướng hơn hẳn khách hàng tại các nước khác, lãi thế còn gì.

Chưa hết giật mình với Mazda thì nay em lại bức xúc với Nissan X-Trail mới. Phiên bản cho thị trường Mỹ (có tên Rogue) và một số nước khác mà em xem chỉ có một đèn định vị nằm chung với hốc đèn chính. Thế mà X-Trail lắp ráp tại Việt Nam bản V-series mới đây lại vẽ vời, hoa lá cành cho thêm màu mè. Trước làm gì có.

Như để không chịu thua Trường Hải, Nissan trang bị tới ba đèn định vị trên SUV "bán chạy nhất thế giới" của mình cho khách hàng Việt. Ngoài đèn chung giống các thị trường khác, X-Trail mới tại Việt Nam có thêm day-light ở hốc đèn gầm. Và hình như linh kiện này nhập từ "hàng xóm" rẻ quá nên hãng ưu ái lắp thêm trên cả gương chiếu hậu (tích hợp đèn signal).

X-Trail thì có tới 3 dải.

Xấu - đẹp, sến - sang là quan điểm của mỗi người và giống như cái áo không làm nên thầy tu nên cái xe cũng chẳng thể nói hết về người cầm lái nó. Theo quan điểm cá nhân thì day-light đang trở thành điểm để các nhà sản xuất xe “móc túi” người dùng, trong khi nó chẳng đem lại giá trị gì ngoài việc rối, sến và chói mắt.

Tất nhiên các hãng phải nghiên cứu thị trường, gu của khách thì mới làm vậy chứ không phải tự dưng họ nghĩ ra để tốn thêm chi phí. Thậm chí lạm dụng day-light có thể gây mất an toàn cho phương tiện khác.

Tại sao xe Mỹ và các thị trường khác không bị "sến hóa" như phiên bản tại Việt Nam? Có lẽ hiểu rõ hơn khách hàng là các nhà lắp ráp trong nước, vậy phải chăng họ làm vậy để phù hợp với nhóm khách hàng mới?

Nguồn VNE

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục