Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng

 

Nếu muốn trải nghiệm những bãi biển hoang sơ với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thì không thể bỏ qua Phan Rang - Tháp Chàm.

Điểm đến đầu tiên là vịnh Vĩnh Hy. Cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 20 km, bạn có thể tới đây bằng xe máy hoặc ô tô. Nên đi xe máy để cảm nhận con đường ven biển đẹp nhất Việt Nam với một bên là cát trắng, một bên là biển rộng trời cao.


Từ Vĩnh Hy, chỉ đi thêm khoảng 5km nữa là bạn sẽ đến Hang Rái. Với những ai yêu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ thì không thể bỏ qua nơi này, được xem là một trong những cảnh quan trên biển độc đáo nhất Việt Nam với địa hình thác nước đổ trên biển hiếm nơi nào có được.


Đây là nơi được dân nhiếp ảnh gọi là “Trái tim của biển cả”. Cảnh sắc ở đây gợi cảm hứng sáng tác cho bất kỳ ai có dịp chiêm ngưỡng, dù chỉ là với một chiếc điện thoại hay máy ảnh chuyên nghiệp.


Toàn cảnh vịnh Vĩnh Hy từ trên cao.


Nếu đã đến Phan Rang - Tháp Chàm thì bạn sẽ phải đến Tháp Poklong Garai. Nằm trên đỉnh núi Trầu cách trung tâm thành phố Phan Rang 7km về phía Tây, đây là cụm tháp được Vua Chế Mân xây dựng vào thế kỷ XIII để thờ vua Poklong Garai, một vị vua đã được thần thoại hóa của người Chăm.


Tháp Poklong Garai là một quần thể gồm 3 ngôi tháp: tháp chính thờ tượng vua, tháp Cổng ở phía Đông và tháp Lửa chếch phía Nam có mái hình thuyền. Hiện nay cụm tháp còn nguyên vẹn về cả công trình kiến trúc lẫn tổ chức nghi lễ thờ phụng của người Chăm.


Quần thể tháp được bao bởi một khung tường thành vuông góc ở 2 mặt Đông và Nam. Đây là công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc xây dựng và điêu khắc. Các phù điêu như Thần Shiva, tượng Bò Thần Nandin, tượng vua... đạt mức hoàn mỹ.


Tượng phục chế dung mạo Vua Poklong Garai trong Bảo tàng Văn hóa Chăm.


Xứ Phan Rang - Tháp Chàm cũng nổi tiếng với nghề gốm ở làng Bàu Trúc, một trong 3 làng gốm cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Điểm đặc sắc của nghề làm gốm Bàu Trúc là chỉ truyền cho con gái, và mỗi sản phẩm hoàn toàn làm thủ công bằng tay.

Nhạc cụ truyền thống của người Chăm trong Bảo tàng Văn hóa Chăm./.


Nguồn VOV.VN