Văn hóa - Giải trí   Đất nước mến yêu

BAOTAYNINH.VN trên Google News

Di tích Lam Sơn - Lam Kinh (Thanh Hóa): Địa linh sinh thần mộc

Cập nhật ngày: 05/09/2013 - 05:41
HTML clipboard

Lam Sơn- Lam Kinh- Tây Kinh là vùng địa linh được xây dựng thành nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vương hậu thời Lê Sơ.

Hơn sáu trăm năm trước, khu rừng Lam Sơn là căn cứ của nghĩa quân dưới sự chỉ huy của người anh hùng Lê Lợi. Trong mười năm (1418-1427) nghĩa quân Lam Sơn cùng quân dân cả nước dẹp xong giặc Minh, đất nước sạch bóng thù. Tháng 4 năm 1428 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Đông Đô (Thăng Long- Hà Nội), lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam- vương triều Hậu Lê kéo dài 360 năm.

Qua cầu Bạch bắc ngang sông Ngọc bao bọc Lam Sơn, du khách cảm giác như đi trong rừng.

Lam Sơn- Lam Kinh- Tây Kinh là vùng địa linh được xây dựng thành nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vương hậu thời Lê Sơ. Đây là khu rừng rộng 200 ha (nay thuộc huyện Thọ Xuân) được Phan Huy Chú viết trong "Lịch triều hiến chương loại chí": Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên nước non xanh biếc, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Hựu Lăng của Lê Thái Tông và các lăng của vua Lê ở đây cả, lăng nào cũng có bia.

Trên vùng "địa linh" có hàng nghìn loại cây cối tuổi đời cỡ vài chục năm thậm chí vài trăm năm, nhiều đại thụ trở thành huyền thoại như "thần mộc": "cụ" đa- thị, lim hiến xác, phượng vĩ bên giếng cổ, cây ổi cười...

Giếng cổ 600 năm luôn bạn bầu cùng cây phượng vĩ.

Cây ổi cười trong khu Vĩnh Lăng.

Sân rồng lên chính điện, rộng 5m có 9 bậc với 3 lối lên.

Miếu thờ các vua Lê giữa rừng cây.

"Thần lim" ba thế kỷ hiến mình xây miếu.

Sông Ngọc bao quanh Lam Kinh.

Lăng Lê Thái Tổ đặt trung tâm khu rừng.

Cây đa và cây thị cổ thụ chung sống với nhau đơm hoa kết trái (gọi là đa - thị).

Theo Cảnh Mạnh (Báo Bắc Giang)

Chia sẻ:

In bài Gửi cho bạn bè Facebook Twitter