Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội đảng
Đại hội đảng
Di tích nghệ thuật Đình Phú Lễ - Bến Tre
2011-03-04 02:26:00

Căn cứ vào bia còn lưu lại tại đình cho biết niên đại xây đình vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1851).

Căn cứ vào bia còn lưu lại tại đình cho biết niên đại xây đình vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đình gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đình chính gồm võ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đình bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá.

Do chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc và các hiện vật bài trí bên trong (hương án, cuốn thư, hoành phi, bình phong, bao lam, đồ lễ bộ…) đã bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc vẫn còn nguyên, không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng còn lưu giữ được đến hôm nay, đã nói lên rằng đình Phú Lễ là đình có quy mô lớn và đẹp nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Nét đẹp của đình một phần còn do cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. Khuôn viên của đình khá rộng, trải ra trên khu đất giồng khô ráo, với hàng trăm cây cổ thụ toả bóng.

Hàng năm, hội cúng đình – còn gọi là lễ kỳ yên tổ chức vào rằm tháng 3 (âl). Vì là làng lớn, đông dân, nên trước đây mỗi năm trong kỳ tế xuân đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn nhiều đêm liền. Lễ tế thu là lễ Cầu bông.

Đình Phú Lễ được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7.1.1993.

K.D (st)

 

Từ khóa:
Báo Tây Ninh
Báo Tây Ninh
Tin liên quan