Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Dịch tả heo châu Phi ở Trung Quốc có nguy cơ lây sang các nước láng giềng
Thứ tư: 09:43 ngày 29/08/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hiện chưa có thuốc điều trị hoặc vaccine để phòng chống dịch bệnh này mà chỉ có một biện pháp duy nhất được biết đến hiện nay nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan là tiêu hủy hàng loạt các cá thể bị nhiễm bệnh.

Trường hợp nhiễm ASF đầu tiên được phát hiện hồi đầu tháng 8. Ảnh: Reuters

Ngày 28-8, Tổ chức Lương Nông (FAO) Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo dịch tả heo châu Phi (ASF) đang hoành hành ở Trung Quốc có thể lây lan sang các khu vực khác của châu Á.

Trong thông báo, FAO cho biết Trung Quốc đã tiêu hủy hơn 24.000 con heo tại 4 tỉnh ở nước này nhằm ngăn dịch bệnh lây lan. Các cá thể nhiễm bệnh được phát hiện ở nhiều khu vực cách nhau hơn 1.000km nên có nguy cơ dịch bệnh lây lan xuyên biên giới. 

Do đó, FAO cảnh báo virus có thể lan sang các quốc gia châu Á khác bất kỳ lúc nào, nhất là các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á hoặc Bán đảo Triều Tiên, nơi các hoạt động buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt heo luôn ở mức cao.

Trung Quốc đã thông báo trường hợp nhiễm ASF đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Liêu Ninh, miền Đông Bắc nước này hồi đầu tháng 8. Không thể dự đoán được với bất kỳ sự chắc chắn nào về sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, với mật độ heo và quy mô chăn nuôi tại Trung Quốc, dịch tả heo châu Phi có khả năng tác động đến các cuộc đàm phán thương mại. 

Theo FAO, nguyên nhân khiến dịch bệnh ASF lây lan nhanh chóng tại Trung Quốc hiện nay là do quá trình vận chuyển các sản phẩm từ thịt heo chứ không phải do việc vận chuyển heo sống. 

Theo thống kê, khoảng một nửa số heo trên thế giới (khoảng 500 triệu con) được nuôi tại Trung Quốc và nước này cũng là nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất tính theo đầu người. Thịt heo chiếm 60% lượng đạm động vật được tiêu thụ tại Trung Quốc.

Dịch tả heo châu Phi không gây hại cho con người nhưng lại gây bệnh sốt xuất huyết ở heo nuôi và heo rừng, khiến con vật chết trong vòng vài ngày. 

Hiện chưa có thuốc điều trị hoặc vaccine để phòng chống dịch bệnh này mà chỉ có một biện pháp duy nhất được biết đến hiện nay nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan là tiêu hủy hàng loạt các cá thể bị nhiễm bệnh.

Nguồn SGGPO

Tin cùng chuyên mục