>> Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, Tây Ninh không còn hộ nghèo (Xem trang 6).
Chiều 2.11, tại hội trường Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo thực hiện những giải pháp mang tính đột phá để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2017 - 2021 tổ chức họp đánh giá kết quả hoạt động tháng 9, tháng 10 và phương hướng nhiệm vụ tháng 11, tháng 12.2018. Bí thư Tỉnh uỷ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Chăm sóc vườn mãng cầu núi Bà Ðen. Ảnh: Nguyễn Tường
>> Hội nghị chuyên đề về Đề án phát triển chuỗi giá trị và cụm ngành nông nghiệp tỉnh:
Nên quy hoạch theo định hướng phát triển của thị trường (Xem trang 3).
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du đề xuất nên quy hoạch theo định hướng phát triển của thị trường, Nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng hạ tầng phát triển nông nghiệp, nhân lực, khoa học kỹ thuật, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường.
Ông Nguyễn Ðức Trong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu ý kiến tại hội nghị.
>> Phát triển Cụm công nghiệp:
Cần có chính sách hỗ trợ đặc thù (Xem trang 8).
UBND tỉnh cũng đề xuất Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN ở các xã, huyện biên giới; kiến nghị Bộ Kế hoạch và Ðầu tư sớm trình Chính phủ bổ sung danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư, danh mục ngành, nghề đặc biệt hưởng ưu đãi đầu tư và có hướng dẫn để thực hiện Nghị định 68/2017/NÐ-CP.
Bên trong CCN Thanh Xuân 1 hiện tại chỉ có 1 nhà máy chế biến củ mì.
>> Sở Lao động - Thương binh và xã hội:
Tinh gọn bộ máy, tin học hoá các hoạt động quản lý Nhà nước (Xem trang 10).
Thực hiện các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, trong thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LÐ-TB&XH) đã tích cực triển khai các biện pháp để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách.
Ông Nguyễn Văn Quá, Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH trao bằng tốt nghiệp cho học viên Trường trung cấp Tân Bách Khoa.
... và một số tin, bài hấp dẫn khác.
BTNO