Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng

Trên số báo in ra ngày 06.05.2023 có một số thông tin đáng chú ý như sau:

>> Đặc sản của rừng (Xem trang 5).

Dưới những tán cây rừng, từng chùm trái gùi vàng đậm bám dai dẳng trên dây leo chằng chịt, trái trường đỏ tươi trên cành cao đến những trái bứa rừng cứng cỏi nép mình trong lá khô bắt đầu khoe hương hoa và màu sắc của trái chín.

Trái trường nhỏ li ti, khi chín có màu đỏ, vị chua.

>> Quy hoạch hệ thống giao thông đường thuỷ Sông Sài Gòn:

Chờ đợi sự chuyển mình (Xem trang 4).

Thực tế, do nhiều yếu tố khách quan, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ chưa được kết nối đồng bộ để khai thác có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

Các bến thuỷ nội địa dọc theo sông Sài Gòn hiện chủ yếu kinh doanh vật liệu xây dựng (một bến thuỷ trên địa bàn xã Đôn Thuận, thị xã Trảng Bàng).

>> Hơn 66,4% công đoàn cơ sở tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2023-2028 (Xem trang 2).

Thực hiện kế hoạch của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về tổ chức đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội X Công đoàn tỉnh Tây Ninh, nhiệm kỳ 2023-2028.

Các cấp Công đoàn đẩy nhanh tiến độ tổ chức Đại hội CĐCS, nhiệm kỳ 2023-2025.

>> Rộn ràng lễ Kỳ yên đình Gia Lộc (Xem trang 13).

Ngược dòng lịch sử, năm 1818, tiền hiền Đặng Thế Vừa (thân phụ của ông Đặng Văn Trước) lập thôn Phước Lộc (đến năm 1836, thôn đổi tên thành Gia Lộc), người dân đã cất đình để phụng thờ thần thành hoàng bổn cảnh bảo hộ cho địa phương. Năm 1826, ông Cả Đặng Thế Vừa mất, kính trọng bậc tiền hiền, cư dân địa phương tôn ông làm thần thành hoàng của làng, phụng thờ tại đình Gia Lộc. Năm 1933, vua Bảo Đại ban sắc phong cho ông với mỹ hiệu “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù chi thần”, chuẩn cho thờ phụng và thần bảo vệ muôn dân.

Nghi thức thỉnh sắc phong từ đền thờ ông Cả vào đình Gia Lộc.

>> Làm gì để níu giữ nghề rèn Lộc Trác? (Xem trang 9).

Hằng ngày, ông Lê Văn Nhện, 64 tuổi, vẫn gắng sức của tuổi già để kiếm vài chục ngàn đồng từ nghề rèn. Chủ lò rèn thở dài: “Nghề này từ từ chắc dẹp hết quá. Bây giờ không còn ai theo nghề…”.

Hai cha con dùng búa luân phiên đập thanh nhíp.

... và một số tin, bài hấp dẫn khác.

BTNO